Cầu gai Cô Tô ăn giòn, mát và có mùi vị không giống bất kỳ thứ hải sản nào khác. Vỏ của chúng có hình cầu và đặc biệt có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3 tới 10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân.

Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị thì vùng da bị đâm sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng. Mùa cầu gai sinh sản từ tháng ba cho đến tháng sáu hay tháng bảy âm lịch (từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu). Cuối khoảng thời gian này, chúng rất chắc thịt. Theo nghiên cứu của y học thì cầu gai có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, ngoài ra còn là một món ăn tăng cường canxi cho cơ thể.


Cầu gai ăn giòn, mát, mùi vị không giống với bất kỳ 1 món ăn nào. ( Nguồn: Internet )
Nhưng cầu gai Cô Tô lại là một sản vật biển mà người dân nơi đây vừa thương mà lại vừa ghét. Ghét bởi vì khi lặn xuống biển, nếu không cẩn thận tập trung thì sẽ rất dễ bị “dính” gai. Con cầu gai khi đâm vào người thường bỏ lại một đoạn gai. Bị gai nó đâm phải có lẽ cái cảm giác tê tê buốt buốt khắp người, mà không một ai muốn thử.


Cháo cầu gai. ( Nguồn: Internet )
Ngoài chuyện khó khăn khi gặp phải cầu gai ra, dân Cô Tô coi con cầu gai là sản vật “phải khoe cho bằng được”. Trong khắp phạm vi vùng đảo Cô Tô, dù bạn lặn xuống bất kì ghềnh đá nào bạn cũng có thể bắt được loài sản vật được xem là “Viagra từ biển dành cho quý ông” này. Sản vật biển hấp dẫn này tuy có sức hấp dẫn đặc biệt nhưng lại rất khó để tiếp cận.


Cầu gai có thể ăn sống với mù tạt. ( Nguôn: Internet )
Các món ăn được chế biến từ con cầu gai rất phong phú và đa dạng như cầu gai ăn sống với mù tạt, nướng muối ớt, nướng mỡ hành, nấu cháo, hấp, xào… Mỗi món ăn mang một hương vị riêng nhưng đều thơm ngon và bổ dưỡng. Để chế biến các món ăn từ cầu gai, thông thường thì công đoạn vất vả nhất là cắt hết số gai tua tủa bao quanh bên ngoài, đó cũng là công việc mang tính kỳ công và chuyên nghiệp đòi hỏi tình nhẫn nại vô cùng lớn. Cầu gai Cô Tô sau khi được cắt tỉa hết gai xung quanh mình chỉ còn lại quả cầu tròn sần sùi to cỡ quả tennis. Dùng dao chẻ đôi, bỏ hết bộ lòng bạn sẽ thấy lớp thịt màu vàng đục bám dọc bên thành “quả cầu”, đó là phần quý của con cầu gai. Du lịch Cô Tô