Với đối tượng trẻ em khi niềng răng điều quan trọng là phải có kế hoạch điều trị hợp lý thì mới đạt kết quả lâu dài và phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ. Các phương pháp niềng răng ngày nay thường chú trọng đến việc hạn chế nhổ răng cho trẻ dưới 16 tuổi.

Hiểu biết rõ sự phát triển của trẻ sẽ giúp cho bác sĩ và phụ huynh nắm bắt úùng thời cơ để điều trị những sai lệch của hàm mặt để đạt kết quả tối đa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Niềng răng giá bao nhiêu tiền ?



Nên đưa trẻ kiểm tra răng miệng sớm

Giai đoạn răng sữa

Là giai đoạn từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên đến khi trẻ 5 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ phát triển nhanh về cả chiều cao và cân nặng nên chế độ dinh dưỡng 2 năm đầu sẽ giúp trẻ có chiều cao tốt nhất.

Đây cũng là giai đoạn răng sữa phát triển nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng răng sữa không quan trọng vì nó sẽ được răng vĩnh viễn thay thế sau này. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm vì thiếu răng sữa sẽ khiến trẻ biếng ăn, thiếu dưỡng chất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Răng sữa có vai trò giữ khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị tri. Cho nên khi trẻ mất răng sớm thì răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch lạc ở những vị trí mất răng khiến răng vĩnh viễn bên dưới không còn chỗ để mọc dẫn đến hiện tượng mọc răng ngầm, răng mọc kẹt hoặc răng mọc chen chúc.



Niềng răng cho trẻ em hiệu quả

Giai đoạn răng hỗn hợp

Là giai đoạn trẻ từ 6-12 tuổi. Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này khá ổn định và đều đặn. Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên là răng cối lớn trong cùng (bác sĩ thường gọi là răng số 6), răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên. Khoảng 9 tuổi đến 12 tuổi, trẻ bắt đầu mọc các răng còn lại: răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai (bác sĩ thường gọi là răng 3,4,5).

Tham khảo thêm: niềng răng cho người lớn tuổi

Thông thường trẻ thiếu răng cửa hàm trên hoặc răng cối nhỏ thứ hai. Đây là những chiếc răng thường bị mất nên cần phải chụp phim toàn cảnh Panorex khi trẻ đến khám định kỳ. Chụp phim Panorex còn giúp phát hiện răng ngầm, răng dư, và những nguyên nhân khác làm cho răng không mọc lên được.



Có nhiều loại niềng răng

Giai đoạn răng vĩnh viễn

Giai đoạn này từ 13 đến 21 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh, bộ răng sẽ mọc thêm răng cối lớn thứ hai ở tuổi 12-13, và cuối cùng là răng cối lớn thứ ba vào lúc 18 tuổi. Giai đoạn này xương hàm bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề như hô, móm hoặc răng mọc chen chúc, cắn sâu… Chính vì vậy giai đoạn này rất phù hợp để đưa trẻ đi kiểm tra.

Răng số 8 là răng mọc sau cùng và thường gây nhiều rắc rối nhất. Thường thì hàm chúng ta không đủ chỗ cho răng khôn mọc lên nên bác sĩ thường khuyến cáo nhổ răng khôn. Băn khoăn đau răng khôn kiêng ăn gì? Với một số trường hợp bị lệch lạc xương hàm thì bác sĩ chỉ định cho răng khôn mọc lên để kích thích xương hàm phát triển. Ví dụ như hô hàm trên do hàm dưới chậm phát triển thì kích thích răng số 8 mọc lên để đẩy hàm dưới ra trước phù hợp với hàm trên.

Nguồn bài viết lấy tại http://rangsutoansu.com/

Liên hệ trung tâm nha khoa Đăng lưu để được tư vấn thêm:

>> Hệ thống nha khoa Đăng Lưu

Cơ sở 1 : 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại Cs 1 : (+84 8) 3803 0578 – (+84 8) 6297 7148 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

Cơ sở 2 : 536 – 540 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Q.5, TP.Hồ Chí Minh

( Ngay ngã tư Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng )

Điện thoại Cs 2 : (+84 8) 6682 0246 – (+84 8) 3924 5604 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn
Cơ sở 3 (Phòng Khám Răng Hàm Mặt) : 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt – phường 10 – Quận 5 – Hồ Chí Minh – Việt Nam

( Gần cầu Chà Và )

Điện thoại Cs 3 : (+84 8) 3856 7479 – 1900 7103 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn