Lá dứa hay dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.

Cây lá dứa (dứa thơm,nếp thơm,cây cơm nếp) mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây lá dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt, lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Cây không có hoa.



Công dụng của lá dứa

Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Lá dứa (nếp thơm) khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong "ẩm thực dân gian" khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm hay bột lá dứa vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa... Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá dứa nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.

Lá dứa tươi không chỉ dùng để làm gia vị chế biến các món ăn như xôi, chè. thạch rau câu, đậu nành, bánh, kẹo… mà còn chứa đựng nhiều công dụng hữu ích khác. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ của lá dứa đối với sức khỏe:

Điều trị cho những người thần kinh yếu

Rửa sạch 3 miếng lá dứa, hãm với 3 bát nước sôi và uống 2 lần sáng, chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh.

Điều trị tăng huyết áp

Ngoài việc điều trị bệnh thần kinh yếu, lá dứa đun sôi với nước cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Chỉ với 2 cốc mỗi ngày là đủ để đối phó với căn bệnh này.

Loại bỏ cảm giác lo lắng

Với những người hay lo lắng hoặc căng thẳng, người ta cũng dùng nước sắc của lá dứa dại với liều 2 lá dứa to sắc với một ly nước. Lá dứa hiệu quả trong việc làm dịu căng thẳng từ các chất tannin.

Giải quyết gàu

Dùng 7-10 lá dứa, rửa sạch, cho vào cối giã hoặc máy xay. Thêm vào ½ chén nước lọc, khuấy đều rồi cho vào miêng vải mỏng vắt lấy nước.

Lấy phần nước này thoa lên da đầu. Cách khoảng 45 phút thì thoa lên da đầu một lần nữa rồi gội đầu lại bằng nước sạch. Làm như vậy mỗi ngày, gàu sẽ mau chóng biến mất.

Dũng sĩ diệt gián

Lá dứa là khắc tinh của gián. Nếu không chịu nổi mùi của các sản phẩm diệt gián, bạn có thể dùng lá dứa để trị những con gián. Bằng cách: Cắt lá dứa từng khúc nhỏ rồi rải từng góc nhà, nơi mà những con gián hoành hành. Chú ý thay lá dứa khi lá dứa hết mùi thơm.

Điều trị đau nhức khớp và bệnh thấp khớp

3 lá dứa cùng một chén dầu dừa trộn cùng dầu bạch đàn giúp chữa đau nhức cơ bắp do thấp khớp, bằng cách xoa bóp và ngâm trong nước lá dứa ấm.

Cho cảm giác ngon miệng

Những người gầy gò do biếng ăn và không có cảm giác ngon miệng thì lá dứa có thể là một giải pháp. Đun sôi 2 miếng lá dứa uống trước khi ăn 30 phút thường xuyên có thể giúp bạn tăng sự thèm ăn.

Các bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn từ bột lá dứa giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Cùng tham khảo ngay cách làm các món ngon tại Huyền Hà Shop nhé