Bạn có thường xuyên mắc phải các chứng ho có đờm ? Bạn đang tìm kiếm cách tri ho hiệu quả ? Việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây tình trạng nhờn thuốc , áp dụng 1 số bài thuốc dân giản để trị ho đang được nhiều người sử dụng . Tuy nhiên có 1 số vấn đề bạn phải lưu ý khi áp dụng các cách trị ho để mang lại hiệu quả tốt hơn

Khi bị ho có đờm bạn cần chú ý 1 số vấn đề sau​

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian chữa ho có đờm tại nhà, người bệnh bị ho có đờm cần chú ý những điều sau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất:

– Tuyệt đối không dùng thuốc cắt cơn ho. Thuốc cắt cơn ho chỉ áp dụng trong trường hợp ho khan, nếu ho có đờm mà dùng thuốc thì sẽ dẫn đến đàm tích tụ nhiều ở cổ họng gây tắc thở mà tử vong.

– Không tự ý uống thuốc nếu chưa có sự chỉ định dùng thuốc của các bác sỹ chuyên khoa. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên lựa chọn chữa ho có đờm bằng thuốc đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên.

– Cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày như súc miệng bằng nước muối, tránh nhiễm lạnh.

– Tránh yếu tố gây kích thích: Muốn dứt điểm cơn ho đờm khó chịu, người bệnh cần tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tạo hương… bởi chúng sẽ kích thích sự tăng tiết của dịch nhầy ở hệ hô hấp nhanh hơn (đặc biệt là khói thuốc). Vì vậy, người mắc ho đờm cần một môi trường trong lành, thoáng đãng để tránh xa các vi khuẩn có hại. Người bệnh cũng không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ, cay hay uống những đồ uống có cồn dễ gây kích thích cổ họng.

- Có thể sử dụng 1 số loại thuốc ho bổ phế như : thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ

– Uống nhiều nước: Khi bị ho đờm, người bệnh nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, giúp loãng đờm, từ đó việc tống ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố và long đờm hiệu quả.

– Tránh môi trường khô lạnh: Cơn ho đờm thường xuất hiện và trầm trọng hơn khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, người bệnh cần ở trong môi trường với nhiệt độ ấm áp, tránh luồng gió lạnh trực tiếp từ quạt máy hay ngoài trời thổi vào người. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng điều hòa bởi nó khiến độ ẩm môi trường giảm thấp. Điều này sẽ dẫn đến đường thở bị khô, làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng dẫn đến ho đờm dai dẳng.

– Nếu tình trạng kéo dài trên 3 tuần không có dấu hiệu đỡ hoặc kèm sốt, đờm có máu, đờm màu vàng, xanh và đau ngực cần đi khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý như viêm thanh quản mãn tính, ung thư phổi hoặc ho lao cần phải được điều trị bằng thuốc phù hợp.