Gây ra tổn thương cho các mạch máu trên toàn cơ thể, bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh tàn phế, thậm chí tử vong. Trong đó, tổn thương tại võng mạc là không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi bệnh nặng và bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa.

Tiểu đường có thể gây mù mắt

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá carbohydrate do nhiều nguyên nhân, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Khi lượng đường huyết cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trên các cơ quan trong cơ thể như: tim, mạch máu, thận, răng, thần kinh, trong đó có mắt.

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng của bệnh tiểu đường lên hệ thống mạch máu võng mạc do tăng lượng đường huyết mạn tính gây ra. Tỉ lệ bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường loại 2 bị bệnh võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường khiến võng mạc không được cung cấp đủ oxy. Do vậy, các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE tiết ra nhiều chất VEGF làm tăng sinh nhiều mạch máu mới tại võng mạc mà các mạch máu này có cấu trúc và chất lượng không tốt nên sẽ bị vỡ ra gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc và phù hoàng điểm dẫn đến nguy cơ mù lòa cho mắt.




Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng võng mạc tiểu đường có nguy cơ mù lòa cao

Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Trong giai đoạn sớm – bệnh võng mạc nền hay còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh, bệnh nhân có thể không cảm thấy triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng bước vào giai đoạn tăng sinh, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Mờ mắt
  • Ruồi bay (nhìn thấy những chấm đen như con ruồi, những bóng mờ, những sợi chỉ ngoằn ngoèo hay hình các mảnh mạng nhện di chuyển trước mắt và sẽ di động khi ta liếc mắt)
  • Tầm nhìn dao động (đôi khi mờ mắt vài hôm rồi sáng lại)
  • Nhìn méo hình, không sắc nét (do phù hoàng điểm – DME)
  • Các vùng tối trong thị trường (ám điểm)
  • Giảm thị lực vào ban đêm
  • Rối loạn màu sắc
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn phần



Phòng ngừa sớm và điều trị tốt bệnh võng mạc tiểu đường

Đối với bệnh lý võng mạc do tiểu đường, võng mạc là bộ phận chịu nhiều tổn thương nguy hiểm do tế bào võng mạc đã tiết ra quá nhiều chất VEGF khiến tăng sinh mạch máu. Trong khi đó, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc lại là vách ngăn giữa võng mạc và các mạch máu. Nếu các mạch máu tăng sinh đục thủng võng mạc, mắt vì vậy sẽ bị mù lòa. Do đó, cách phòng ngừa và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường là làm thế nào để kiểm soát được hoạt động của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc tốt hơn, không để chúng tiết ra VEGF.

Để kiểm soát được hoạt động cũng như bảo vệ tế bào võng mạc, gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên giữ vai trò quan trọng. Thioredoxin là loại protein tự nhiên đặc biệt cho mắt, giúp bảo vệ lớp tế bào võng mạc bằng 3 cơ chế: hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác trong các phản ứng oxy hóa.




Kiểm soát được hoạt động của tế bào võng mạc – RPE giúp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mù lòa do bệnh võng mạc tiểu đường gây ra

Tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong Wit) đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng giúp tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hạn chế bệnh mắt và ngăn nguy cơ mù lòa. Phân tích tỉ trọng kế ở tế bào võng mạc người, có sự gia tăng đáng kể Thioredoxin sau 6 và 12 giờ sử dụng Broccophane lần lượt là 3 và 3,5 lần, theo Tạp chí Y khoa Oxidative Medicine and Cellular Longevity.

Vì thế, ngay khi phát hiện bị tiểu đường, bệnh nhân cần khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời khi chưa có tổn thương trên võng mạc. Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sỹ nhãn khoa và nội tiết – tiểu đường để có những biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường ổn định và chăm sóc, bảo vệ mắt kịp thời, đúng cách.