Ngày 26/4, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, 17 lãnh đạo bảo tàng, di tích, đơn vị văn hóa trực thuộc Bộ VHTTDL và thành phố Hà Nội đã lần đầu tiên tiến hành ký biên bản ghi nhớ tăng cường công tác phối hợp truyền thông quảng bá nhằm thu hút du khách tham quan giai đoạn 2017-2021.

Các đơn vị tham gia biên bản ghi nhớ gồm Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Trung tâm Bảo tồn Di sản myanmar tours Thăng Long - Hà Nội; Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Bảo tàng Hà Nội; Bảo tàng Công an Hà Nội; Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò; Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội; Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa; Tạp chí Di sản văn hóa.


Hội nghị ký kết hợp tác này là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của kế hoạch hợp tác giữa các bên để đạt được mục tiêu tăng vietnam myanmar cường, nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá, phát huy giá trị của những di sản văn hóa đang được trưng bày và lưu giữ tại các bảo tàng, di tích, làng văn hóa để thu hút khách tham quan, hỗ trợ chủ thể văn hóa, cộng đồng, nâng cao uy tín, thương hiệu của các bảo tàng, di tích, làng văn hóa và vai trò của ngành di sản văn hóa trong xã hội. Nguyên tắc của biên bản bản cam kết là phối hợp tuân thủ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan; tôn trọng đặc thù riêng của các bên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chính trị của mỗi bên; phối hợp trên cơ sở tự nguyện và visa to myanmar đồng thuận giữa các bên.

Theo đó, các đơn vị sẽ phối hợp tổ chức quảng bá, giới thiệu các sự kiện chung của các bên hướng tới phục vụ công chúng vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước, dịp nghỉ lễ truyền thống; Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 hằng năm; phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách tham quan; hợp tác với các trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng để xây dựng các chương trình và lộ trình tham quan phù hợp cho học sinh, sinh viên; trao đổi với các công ty du lịch, lữ hành để phối hợp xây dựng các chương trình riêng biệt phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế; phối hợp đào tạo, tập huấn, trao đổi về nghiệp vụ truyền thông, marketing nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thong.

Bên cạnh đó, phối hợp, hỗ trợ chủ thể văn hóa, cộng đồng kết nối hoạt động, quảng bá liên thông giữa các bên; xây dựng các ấn phẩm chung, các chương trình giới thiệu hoạt động chung, các chuyên trang, chuyên mục về nội dung hoạt động của các bên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo các đợn vị cũng đã đề xuất nhiều ý tưởng để thu hút du khách du lịch như: Tăng cường khai thác dịch vụ, thế mạnh của từng đơn vị; xã hội hóa các hoạt động, triển khai các voucher giảm giá các dịch vụ ; đề xuất tổ chức các tọa đàm, hội thảo hội nghị nhằm chia sẻ, học tập kinh nghiệm; xây dựng sản phẩm du lịch liên kết...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh: Việc liên kết, cùng truyền thông, quảng bá sẽ góp phần tạo ra sức mạnh của hệ thống bảo tàng, di tích trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút du khách. Thứ trưởng yêu cầu, cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho công tác này; nội dung chi tiết cho từng sự kiện cần phải được xây dựng trước đó ít nhất 3 tháng; sau mỗi 6 tháng cần phải tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động việc thực hiện cam kết chung này. Trước mắt, Ban Thư ký cần xây dựng khung chương trình từ nay đến năm 2021 và kế hoạch triển khai các hoạt động trong tháng 5 gắn liền với ngày sinh nhật Bác trình Thứ trưởng trước ngày 15/5.