Thoát vị đãi đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, gây hiện tượng thoái hóa, rách đĩa đêm và các triệu chứng đau về thần kinh khác. Điều trị thoát vị đĩa đêm sao cho hiệu quả đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thông thường cơ thể của con người có 24 đốt sống được tính từ cổ đến thắt lưng chịu trách nhiệm nâng đỡ và bảo vệ tủy sống. Nằm giữa các đốt xương này chính là đĩa đệm có chức năng liên kết các đốt sống lại với nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí của nó ở trong đốt sống, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân, đau thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

- Đâu thần kinh tọa: Có cảm giác kiến bò, tê nhức từ vùng mông xuống đến phía sau hoặc một bên chân.

- Đau, tê ở phần lưng dưới hoặc một chân, có thể ở cổ, ngực hoặc vai và cánh tay

- Đau lưng và lưng, cơn đau sẽ trở nặng hơn khi ngồi, hô hoặc hắt hơi.
Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong các loại bệnh thường gặp nhất trong các loại bệnh lý về cột sống với tỷ lệ ở người trưởng thành lên đến 30%. Theo thống kê ở Việt Nam tỷ lệ mắc chứng thoát vị đĩa đệm chiếm 17% phần lớn bắt gặp ở đội tuổi trên 60. Đổ tuổi 25 – 60 tuổi có tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm ngày một gia tăng.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay bao gồm:

- Do tư thế: Tư thế xấu là một trong các nguyên nhân hàng đàu gây ra các bệnh về cột sống như cong vẹo cột sống, hay thoát vị đĩa đệm. Trường hợp này thường gặp do thói quen ngồi không đúng tư thế trong học tập và công việc trong một thời gian dài đặc biệt là trong độ tuổi đang ngồi dưới mái nhà trường gây ra cong vẹo cột sống dẫn đến mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.

- Do nghề nghiệp: Những người làm công việc nặng hoặc đặc thù ảnh hưởng đến vùng bả vai, cổ,lưng hoặc tác động mạnh vào các vùng trên cũng có nguy cơ lớn mắc bệnh thoát vị đia đệm

- Do di chuyền hoặc tuổi tác: Một số các trường hợp do di truyền hoặc do tuổi tác có các hiện tượng gù hay mắc phải các bệnh như gai đốt cột sống, đau cột sống lưng dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống.

- Do chấn thương: Những trường hợp gặp các chấn thương như va đập ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng mông, động trục, có tác động trực tiếp tới cột sống sẽ có tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cao.

- Do thừa cân: Hay có thể gọi khác là do chế độ ăn uống không hù hợp gây béo phì, thừa cân tăng cao gánh nặng cho cột sống, ảnh hưởng sức ép trực tiếp tới đĩa đệm đặc biệt là đĩa đệm ở vùng thắt lưng gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Cũng có thể do chế độ ăn uống không phù hợp gây thiếu chất, hút nhiều thuốc gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng quan trọng nuôi dương các mô trong cơ thể gây nên. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống được coi là trường hợp nguy hiểm nhất mà bệnh nhân mắc phải về các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Một số dấu hiệu nhận biết của thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể về tình trạng bệnh lý thoát bị đĩa đệm dễ dàng nhận biết như:

- Đau nhức vùng thắt lưng, cơn đau thường đỡ khi ngồi dựa, nặng hơn khi cố ngồi thẳng, đau lan xuống vùng mông và chân, tạo cảm giác tê chân khó cử động, nhức xương khớp

- Khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng dẫn đến cơn đau và diễ ra mạnh hơn khi thay đổi tư thế.

- Có cảm giác tay chân bủn rủn, yếu hơn bình thường, cầm nắm vật trở nên khó khăn hơn

- Yếu cơ, tê, ngứa ran một hoặc cả hai bên chân, đau nhức dây chằng.

- Cơn đau tái phát có lúc âm ỉ, lúc lại dữ dội, hoạt động nhanh hay ho hoặc hắt hơi cũng có thể khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng hơn.

- Cuối cùng là tình trạng sức khỏe xuy giảm một cách nghiêm trọng, khả năng vận động bị giảm thiểu và trở nên khó khăn.
Hậu quả để lại của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm của cột sống, nếu không được điều trị triệt để kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng nguy hiểm đến người bệnh, bao gồm:

1. Rối loạn cảm giác

- Do thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống gây tổn thương đến rễ thần kinh khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác, thường gặp cảm giác nông như nóng lạnh hay xúc giác không rõ ràng và cụ thể.

2. Rối loạn cơ thắt:

- Đây là một trong các tồn thương vùng xương cùng, có biểu hiện ban đầu như bí tiểu sau đó đái dầm đề, không thể kiểm soát. Luôn có nước tiểu rỉ ra thụ động, nguyên nhân là do liệt cơ thắt kiểu ngoại vì không giữ được nước tiểu lại.

3. Rối loạn vặn động

- Ban đầu chân cõ cảm giác tê, di chuyển khó khăn, nhấc lên đặt xuống không có cảm gaics tiếp đất. dần dần dẫn tới không thể cử động do cơ ảnh hưởng của rễ thần kinh gây liệt cơ.

4. Hội chứng đuôi ngựa

- Hội chứng đuôi ngựa trên: gây rối loạn cảm giác ở hai chân, co thắt ngoại vi

- Hội chứng đuôi ngựa giữa: Thường gặp do thoát vị đĩa đệm vùng các đốt xương giữa. gây Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và cử động của ngón chân. Mất cảm gaics toàn bộ các ngón chân hoặc cẳng chân, bàn chân hay mặt sau đùi và mông, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

- Hội chứng đuôi ngựa dưới: Gây rối laonj co thắt vùng đáy chậu, không gây liệt hoặc chỉ liệt một số cử động của bàn.

Nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn đến tàn phế.

Các phương pháp chữa và điều trị thoát vị đĩa đệm
Thống kê của bộ y tế cho thấy có đến 75% người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm tại Việt Nam điều trị không đúng phương pháp. Phương pháp chủ yếu được áp dụng là kéo giãn cột sống, sử dụng đại trà một số loại thuốc tây có trên thị trường hay được giới thiệu mà không biết hiệu ủa của nó đến đâu. Các cách này chỉ mang tính tức thời làm chèn ép cột sống và dây thần kinh giúp giảm đâu nhức nhưng không dứt điểm, lâu dần bệnh trở nặng hơn, sử dụng biện pháp này nhiều lần gây tốn kém tiền của của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay đó là phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo hay sử dụng các biện pháp trong y học hiện đại như bảo tồn đĩa đệm. Ngoài ra có thể áp dụng các cách chữa bằng phương pháp cổ truyền và các bài thuốc bị thoát vị đĩa đệm có trong dân gian và cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y.

1. Phương pháp bảo tồn đĩa đệm

Bằng việc kết hợp với các loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn bệnh nhân thường được khuyên kết hợp với phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo hướng bảo tồn. Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Khi bị thoát vị đĩa đệm cần điều trị tích cực ngay lập tức, đúng phương pháp tuân theo phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Tránh để bệnh kéo dài gây những hậu quả nguy hiểm. Tích cực đầu tư thời gian và tài chính để sử dụng những phương pháp tối ưu nhất nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

2. Phương pháp mổ thay đĩa đệm

Đây là một cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng như một biện pháp cuối cùng. Bệnh nhân thường phải mổ khi gặp phải một trong hai trường hợp sau. Bệnh nhân bị liệt hai chân, mất cảm giác 2 chân kèm theo triệu chứng tiểu mất tự chủ, không kiểm soát được. Trường hợp tiếp theo khi bị thoát vị đía đệm lâu ngày đã qua sử dụng các biện pháp khác mà không có tiến triển gì, có thể mất cảm giác ở hai chân, gây teo cơ, làm giảm khả năng vận động hoặc bại liệt hai chân, phương pháp tốt nhất cần cân nhắc là mổ tránh để bệnh kéo dài thêm.

3. Phương pháp điều trị bảo tồn đĩa đệm cột sống

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này là điều trị thoát vị đĩa đệm cốt sống chủ yếu dựa trên ba trục sau:

- Trục thứ nhất: kéo giãn cột sống, làm giảm áp lực tác động từ cột sống lên đĩa đệm bị thoát vị, giúp đĩa đệm đoạn bị tổn thương quay trở về vị trí ban đầu của nó.

- Trục thứ hai: Sử dụng biện pháp tiêm noài màng cứng giúp phần bị thoát ra của đĩa đệm teo lại hoặc trở về vị trí ban đầu, phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao và phải rất cẩn trọng trong phương pháp này.

- Trục thứ ba: Đây là trục quan trọng nhất nó mang yếu tố quyết định đến sự thành hay bại của cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống. Phương pháp này kết hợp với các loại thuốc điều trị bằng các loại thuốc dòng nosteroid giúp giảm đau kháng viêm và giãn cơ.

4. Sử dụng phương pháp cổ truyền kết hợp với các bài thuốc nam điều trị thoát vị đĩa đệm

Đây là một trong các cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, phương pháp lâu đời được y học đánh giá khá cao trong việc cách chữa thoát vị đĩa đệm. Sử dụng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt cùng kết hợp với các bài thuốc bổ, thông kinh lạc với những thảo dược thiên nhiên có dược tính cao như xuyên quy, ngưu tất, đỗ trọng, đương quy, bạch truật,… Có tác dụng khu phong, tán hàn sơ thông kinh mạch, hoạt huyết giúp đả thông khí huyết ở vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa xương khớp. đẩy mạnh quá trình trao đổi chất nuôi dưỡng và phục hồi vùng bị tổn thương. Làm mềm đĩa đệm, tăng khả năng keo dính, giúp triệu tiêu vùng bị thoát ra hoặc đẩy về vị trí ban đầu. Khi sử dụng phương pháp này nên kết hợp với cacsphuowng pháp trị liệu khoa học khác để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị bệnh giúp bệnh nhân bình phục bệnh mà không phải sử dụng dao kéo.

5. Thoát vị đĩa đệm và cách điều trị bằng mẹo khác

Đây hầu hết là các phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm có tác động hỗ trợ, đẩy mạnh hiệu quả điều trị bệnh bằng các phương pháp trên.

- Phướng đi bộ giúp điều trị thoát vị đĩa đệm: Tác dụng nâng cao thể chất, ổn định của cơ lưng dưới, giảm áp lực đang đặt lên cột sống. giúp giảm cân, tăng tính linh hoạt của gân, cơ và khớp.

- Kỹ thuật chạy bộ hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm: Khi chạy nên cố gững giữ thân thẳng, gót chân chạm đất trước r mới đến mũi chân, bước từng bước nhỏ tay đưa đều nhịp không nên vung quá cao. Tránh mang vác các vật kèm theo hoặc chạy trên đường gồ ghề.

- Sử dụng các bài tập thể chất: Kết hợp phương pháp điều trị với các liệu pháp tập luyện thể chất tập chung vào các vùng như cổ, lưng. Nâng cao sự dẻo dai của cơ thể và xương khớp, giảm đau cử động dễ dàng hơn.

Có thể thấy bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm vì những hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người bệnh. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng phương pháp, cách chữa trị thoát vị đĩa đệm trị kịp thời thì bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không còn là nỗi lo.