Theo quy định pháp luật, khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng. Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy tại nhiều dự án, chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính nhiều năm nhưng không bị bất kỳ một hình thức xử lý nào.


Đơn cử, dự án khu du lịch Sài Gòn- Hàm Tân được giao, thuê đất trên 182ha tại xã Bình Tân, thị xã La Gi nhưng 6 năm qua vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, với tổng số tiền trên 2,5 tỷ đồng. Tương tự, dự án alibaba an phước được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê gần 7.000 m2 đất để thực hiện dự án từ cuối năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa nộp Tiền sử dụng đất. Theo tính toán, từ diện tích đất của dự án này, Nhà nước đang bị thất thu trên 3,7 tỷ đồng.

Nhiều dự án được tỉnh Bình Thuận cấp còn “ăn” vào đất lâm nghiệp, nông nghiệp không đúng theo quy định pháp luật. Trong đó, dự án của Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Bình Thuận có tổng diện tích 121 ha được cấp nằm trong quy hoạch 3 loại rừng. Nghiêm trọng hơn, tỉnh Bình Thuận đã chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp để cấp cho 4 dự án khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Một trong những dự án gây xôn xao dư luận tại địa phương thời gian qua là việc Công ty cổ phần Rạng Đông xây hàng trăm ngôi biệt thự trên khu phức hợp có sân golf Sealinks, ở phường Phú Hài, TP. Phan Thiết. Cơ quan thanh tra chỉ rõ: Rạng Đông đã xây xong phần thô 63/65 căn biệt thự trên diện tích đất 26.000 m2 Quyết định số 1818/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho Công ty Rạng Đông chuyển đổi 26.000 m2 từ đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sang đất đô thị vào thời điểm năm 2008. Tuy nhiên, sau đó Rạng Đông có văn bản xin không chuyển đổi mục đích sử dụng đất với lí do công ty này gặp khó khăn về tài chính.

Tổng số tiền sai phạm phát hiện qua đợt thanh tra nói trên là gần 80 tỷ đồng và hơn 382 ngàn USD. Cơ quan thanh tra chỉ rõ các sai phạm gây thiệt hại nói trên đã thể hiện sự buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và cần phải nghiêm túc kiểm điểm, xử lý các hình thức kỷ luật theo quy định…

Sở yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh), Nguyên Khê ( Đông Anh), nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Việt Hưng, nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Pháp Vân, Tứ Hiệp-Thanh trì, Mỹ Đình II-Cầu Giấy, Đồng Mai-Hà Đông, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Phú Nghĩa-Chương Mỹ, Sóc Sơn, Hoà Lạc và nhà ở cho người thu nhập thấp tại Khu đô thị mới Sài Đồng, Khu Ngoại giao đoàn (Từ Liêm), Thanh Lâm-Đại Thịnh (Mê Linh), khu Ngô Thì Nhậm-Hà Đông...

Báo cáo mới nhất của Công ty Savills Việt Nam cũng cho thấy, thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 4/2010 đón nhận thêm 13 dự án chung cư mới và phân khúc giá bình dân thu hút sự quan tâm của nhiều người mua. Cụ thể, trong quý 4 năm 2010, dự án có mức giá trung bình bán tốt hơn, tỷ lệ giao dịch đạt 85%, tăng khoảng 10% so với quý trước. Các dự án có giá rẻ, diện tích nhỏ có đến 95% căn hộ đã được bán hết. Đối với các dự án căn hộ cao cấp, tỷ lệ giao dịch thành công không nhiều.

Bên cạnh đó, một tín hiệu đáng lạc quan nữa là trong thời gian qua, nhà ở giá rẻ không chỉ còn là “sân chơi” riêng của các công ty có truyền thống như Vinaconex, Viglacera…. Một số doanh nghiệp, tập đoàn cũng đã vào cuộc. Mới đây nhất, tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam – HUD đã đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội thuộc dự án Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Mê Linh, Hà Nội. Dự kiến, dự án sẽ khởi công dự án trong quý I/2011 và đặt mục tiêu hoàn thành sau 24 tháng.

Ngoài ra, trong quá trình thanh tra đã phát hiện, UBND tỉnh Bình Thuận và các ngành liên quan đã thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thu thuế sử dụng đất, dẫn đến nhiều nhà đầu tư được giao đất và sử dụng đất nhưng không nộp theo quy định để nợ đọng kéo dài, chiếm dụng vốn Nhà nước là trên 22 tỷ đồng. Đặc biệt, đối với dự án khu du lịch và dịch vụ quốc tế cao cấp Sun Resort Vina, đến thời điểm thanh tra vẫn chưa nộp số tiền gần 29 tỷ đồng để chi trả cho các hộ dân bị thu hồi đất dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khó khăn cho người dân.

Tính riêng các dự án về du lịch đã được cấp đã có tới 350 ha bị cấp chồng lấn lên các dự án khai thác khoáng sản. Có tới 79 dự án khác được chấp thuận đầu tư chồng lấn lên ranh giới điều tra, thăm do và khai thác cát đen của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tổng diện tích trên 25 ha. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn chấp thuận đầu tư nhiều dự án chồng lấn nhau, như dự án xây dựng sân gofl và biệt thự Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH đầu tư phát triển Thế Giới Xanh chồng lấn lên 4 dự án khác. Thậm chí, dự án khu du lịch Thung lũng Đại dương do Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận còn bị chồng lấn lên trường học, trạm y tế, khu tái định cư và trung tâm hành chính xã…