Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ tái phát khi điều kiện thời tiết thất thường. Virus gây bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh thông qua cái hắt hơi hay bắt tay từ trẻ, vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và gia đình quý phụ huynh cần giữ ấm, làm vệ sinh họng sạch sẽ cho bé và có chế độ ăn uống khoa họng để ngừa bệnh tái phát.


Thủ phạm gây bệnh

Rất nhiều loại vi khuẩn, virut khác nhau tiểm ẩn có thể gây ra viêm amidan, ví dụ như Epstein - Barr virus là một nguyên nhân thường gặp. Nó thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trong những trường hợp như ở lớp học, giảng đường đại học, virut dễ dàng lây từ người này sang người khác do sự tập trung đông người.

Tham khảo: Bệnh viêm amidan hốc mủ

Trong số các loại vi khuẩn hay gây ra viêm họng thì hay gặp nhất là liên cầu nhóm A, người ta thường gọi là viêm họng liên cầu. Trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn từ khi nhiễm khuẩn đến khi bệnh toàn phát (thường từ 2-4 ngày, có thể 1-2 ngày).

Từ bỏ các thói quen có hại

Nhiều người thường có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia hay các chất kích thích, thích ăn đồ cay nóng, không đeo khẩu trang khi ra đường… Điều này không chỉ càng làm gia tăng vi khuẩn trong họng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra các căn bệnh lao phổi, bệnh gan, ung thư thanh quản, ung thư amidan… Do đó, bạn hãy từ bỏ các thói quen này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và phòng bệnh một cách tốt nhất.

Sử dụng kháng sinh

Viêm amiđan có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp viêm amiđan kèm với sốt cao, việc sử dụng kháng sinh là biện pháp khắc phục tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể súc miệng bằng giấm táo để giúp giảm tình trạng viêm ở họng.

Triệu chứng amidan hốc mủ

Súc miệng thường xuyên

Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm amiđan, bạn cần súc họng bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng ngay lập tức. Thực hiện việc súc miệng thường xuyên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng, nhờ thế có thể ngăn ngừa viêm amiđan.

Lời khuyên của bác sĩ

Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài quá vài ngày hoặc đau rất nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn, nên đi khám bác sĩ. Uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn).

Tham khảo: Hinh anh viem amidan man tinh

Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và phải giữ ấm cơ thể. Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh, đôi khi phải cấy dịch tiết cổ họng và thử máu để xác định nguyên nhân.