Đối với đa số mọi người, việc đi bộ rất có lợi cho sức khỏe. Có nhiều người cũng cho rằng đi bộ là cách tập luyện tốt nhất, giúp các bệnh nhân thoái hóa khớp gối hồi phục nhanh hơn, giảm thiểu sự phát triển của bệnh. Vậy, thật sự, bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?
1. Lợi ích của việc đi bộ đối với cơ thể
Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đi bộ là cách tập luyện tốt, giúp ích rất nhiều cho cơ thể con người. Có thể điểm qua 1 số tác dụng tuyệt vời của việc đi bộ như sau:


  • Giúp cơ thể săn chắc
  • Rất tốt cho hệ tim mạch
  • Tối ưu hệ tiêu hóa
  • Giảm stress
  • Xương chắc khỏe
  • Ổn định cân nặng
  • Tốt cho hô hấp

Đồng thời, khi đi bộ, nồng độ oxi được hít thở nhiều và nhanh, làm tăng cường trao đổi chất và loại bỏ chất độc hại trong cơ thể.

2. Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Có nhiều người thắc mắc: thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Khớp gối là khu vực chịu lực lớn nhất mỗi khi chúng ta di chuyển. Đây là điểm tựa chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, đồng thời tạo lực đẩy giúp toàn bộ cơ thể tiến về phía trước. Khi khớp gối bị thoái hóa, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và khó khăn mỗi khi bước đi.


Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên vận động, đi lại nhẹ nhàng và đúng cách.

Nhưng nếu bệnh nhân không chịu vận động, các cơ gân và dây chằng trở nên cứng nhắc, sụn khớp kém linh hoạt, máu không lưu thông tốt khiến bệnh trở nặng hơn. Lâu dần, bệnh nhân có nguy cơ teo cơ chân, dẫn đến tàn phế.

Do đó, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên chịu khó vận động, đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt, người bị thoái hóa khớp gối cần đi bộ đúng cách, nếu không sẽ phản tác dụng. Cùng đi tìm bài thuốc chữa thoái hóa khớp.



Đi bộ đúng cách khi bị thoái hóa hóa khớp gối
  • Đi bước nhỏ: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên bước từng bước nhỏ, mỗi bước có chiều dài khoảng 1 đến 2 bàn chân. Bệnh nhân không nên bước cố, do khả năng chịu lực của khớp gối có hạn. Bước chân quá dài có thể khiến cho khớp gối bị tổn thương, và bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
  • Bước chậm: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên bước đi thật chậm rãi, nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho các khớp xương kịp thích ứng, tránh những va chạm mạnh, gây tổn thương sụn và xương dưới sụn.



Đi bộ là biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

  • Thời gian đi bộ: Theo các chuyên gia, bệnh nhân thoái khóa khớp nên tập đi bộ mỗi ngày khoảng 30-60 phút. Mỗi lần đi bộ chia nhỏ khoảng 15 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Bệnh nhân nên kiên trì tập luyện mỗi ngày.
  • Xử lý khi bị đau khớp gối khi đi bộ: Trong quá trình tập đi bộ, nếu bệnh nhân cảm thấy triệu chứng đau khớp gia tăng, nên dừng ngay việc đi bộ. Tiến hành chườm lạnh khớp gối sau đó chườm nóng bằng cao, dầu, muối rang, gừng rượu…. Nếu hiện tượng đau không có xu hướng thuyên giảm, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý.


Như vậy, việc tập luyện đi bộ nhẹ nhàng và chậm rãi có tác dụng rất tốt cho các bệnh nhân thoái khóa khớp gối. Các chuyên gia khẳng định thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, và nên đi bộ hàng ngày, đều đặn, đúng cách.

Ngoài ra, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối còn nên sử dụng song song với sản phẩm hỗ trợ các bệnh về xương khớp như Vương Khớp An


Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Vương Khớp An có tác dụng:

  • Giúp tăng tiết dịch khớp, bổ sung chất nhầy dịch khớp, giúp bảo vệ và tái tạo màng sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
  • Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp, sưng khớp, khô khớp, bong gân, dãn dây chằng.

Vì thế sản phẩm có thể hỗ trợ người bị thoái hóa khớp gối chữa bệnh hiệu quả.

(**Lưu ý: Tuỳ theo cơ địa của từng người mà các phương pháp ở trên có tác dụng khác nhau. Bạn có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!)

Như vậy, ở đây chúng tôi đã trả lời chi tiết câu hỏi: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Hy vọng sẽ giúp bạn trong quá trình chiến đấu với bệnh thoái hóa khớp gối.

Nguồn: [url]https://vuongkhopan.com/thoai-hoa-khop-goi-co-nen-di-bo[/center]