Ngoài "lùm xùm" về việc để cho hơn 1.000 dân tại đất nền long thành phải dùng nước thạch tín thì chủ đầu tư chung cư Nam Đô còn bị "tố" nhiều sai phạm khác. Liên quan đến vụ 1.200 dân tòa nhà Nam Đô phải dùng nước thạch tín, sau gần hai tuần chờ câu trả lời chính thức của Công ty CP đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GPI) - đơn vị thi công khu chung cư Nam Đô (Trương Định, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), đến ngày 30/3 Kiến Thức đã nhận được công văn của doanh nghiệp này. Theo đó, GPI khẳng định: Ngay khi có khuyến cáo của các hộ dân, GP.INVEST đã tiến hành làm việc với Xí nghiệp nước sạch Quận Hoàng Mai, làm việc với nhà thầu thi công đường ống từ bể chứa dẫn tới các căn hộ.


Theo GPI thì sẽ có ba phương án xử lý nước nhiễm Asen. Cụ thể: Nếu kết quả xét nghiệm là do lỗi của đơn vị cung cấp nước sạch, GP.INVEST sẽ cùng cư dân Nam Đô yêu cầu và kiến nghị đơn vị cung cấp nước cung cấp nước sạch theo đúng quy định của nhà nước. Trường hợp thứ hai: Nếu kết quả xét nghiệm tại đường ống tổng chảy vào bể chứa nước chung cư Nam Đô của Xí nghiệp nước sạch Hoàng Mai đủ điều kiện nhưng xét nghiệm tại bể chứa và tại vòi nước của các hộ dân vẫn có hàm lượng Asen vượt mức cho phép, chủ đâu tư sẽ làm việc với đơn vị thi công đường ống đề nghị xem xét và kiểm tra lại toàn bộ, nếu xét nghiệm lại vẫn không đủ tiêu chuẩn cho phép thì sẽ tiến hành phương án 3.

Phương án cuối cùng, theo GP.INVEST là đã lấy chào giá của 3 đơn vị cung cấp dự án long phước và dự kiến sẽ mua 2 hệ thống lọc nước cho 2 tòa nhà, kinh phí theo chào giá là gần 4 tỷ đồng sẽ do chủ đầu tư chịu toàn bộ. "Tuy nhiên, sau đợt thau rửa bể, làm sạch đường ống dẫn và lấy nước tiếp tục xét nghiệm thì hôm nay chúng tôi đã đạt được kết quả ban đầu từ Viện Pasteur cho kết quả xét nghiệm nồng độ Asen dưới 0,01, đạt chuẩn nước sạch sinh hoạt của Bộ Y tế", công văn của GPI nhấn mạnh. Đồng thời, chủ đầu tư của chung cư Nam Đô cũng cam kết sẽ giải quyết dứt điểm các tồn tại trên trong tháng 4 để đảm bảo cư dân được dùng nước sạch theo đúng quy định và giá đúng bằng giá do Nhà nước ban hành.

Nói về giá nước cao hơn giá nước sinh hoạt, đại diện chủ đầu tư cho rằng, không thu thêm bất kỳ một khoản nào vượt mức giá mà Xí nghiệp nước sạch đã đưa ra. "Chúng tôi cũng đã làm việc với Xí nghiệp nước sạch Quận Hoàng Mai về việc các hộ dân đã chuyển đến sinh sống khá đông và đề nghị Xí nghiệp nước sạch áp giá nước với giá nước sinh hoạt cho các hộ dân và đã được sự đồng ý của Xí nghiệp. Chúng tôi đã thông báo rộng rãi và yêu cầu các hộ dân chuẩn bị đủ hồ sơ nộp cho Xí nghiệp để được hưởng mức giá nước sinh hoạt theo quy định.

Tuy nhiên, không chỉ "lùm xùm" trong việc sử dụng nguồn nước không sạch, tòa nhà Nam Đô còn bị người dân tố hàng loạt sai phạm khác. Cụ thể như nhà gas trung tâm (nơi cấp gas cho các cư dân ở tòa nhà - PV) không được thực hiện để cung cấp cho cư dân như trong hợp đồng, nhưng chủ đầu tư lại không hoàn tiền lại cho người dân. Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Tú – Trưởng ban Pháp chế GPI, cho biết: “Lý do không thực hiện nhà gas trung tâm để cung cấp cho người dân là do hiện nay Nhà nước khuyến cáo không nên sử dụng gas trung tâm, vì nó rất nguy hiểm. Khi chủ đầu tư thay đổi về mặt thiết kế, đã gửi văn bản thông báo tới người dân việc này, họ cũng đã đến lấy toàn bộ số tiền ngay sau khi nhận được quyết định không thi công gas trung tâm nữa”.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Thanh Sơn, Trưởng ban liên lạc tòa nhà CT2 – Khu chung cư Nam Đô, bản thân ông và rất nhiều hộ dân khác vẫn chưa lấy được số tiền hoàn lại từ chủ đầu tư. Ông Sơn thắc mắc: "Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc GPI - có trả lời báo chí rằng chủ đầu tư đã trả cho các hộ dân 10 tỷ đồng về tiền nhà gas trung tâm rồi. Nhưng hiện vẫn rất nhiều hộ dân chưa nhận được tiền. Vậy, 10 tỉ đồng như ông Dũng nói chạy đi đâu?”. Những vụ mất trộm liên tục xảy ra tại Khu đô thị mới (KĐTM) Văn Khê thời gian gần đây đã gây hoang mang cho nhiều cư dân đang sinh sống tại các khu đô thị (KĐT).

Riêng tại quận Hà Đông có nhiều KĐTM đang trong giai đoạn hoàn thiện như: Văn Khê, Văn Quán, Xa La, Văn Phú, Dương Nội, Mộ Lao... Hầu hết KĐTM này vẫn chưa được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý và đó chính là yếu tố bất cập làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự (ANTT)…KĐTM Văn Phú (quận Hà Đông) rộng hàng chục héc ta, là một trong những KĐT được thiết kế theo mô hình đô thị phức hợp hiện đại, gồm các khu nhà liền kề, biệt thự thông tầng, các tòa cao tầng và công trình phúc lợi xã hội.

Một cụ ông cùng ngồi hàng nước tiếp lời: "Có trường hợp kẻ trộm còn nằm "canh" ở trên tum, đợi khi chủ nhà đi vắng hết mới nhảy xuống hành sự". Cụ ông này nói: "Ở KĐT nơi ông đang sinh sống, có CA khu vực của phường Phú La và bảo vệ của Ban Quản lý dự án (QLDA) đi tuần tra liên tục. Nhưng thực ra thì những người dân như các cụ vẫn phải tự bảo vệ lấy chính mình vì không ai có thể thường trực 24/24h được. Ông cụ phàn nàn: "Gia đình tôi và các cháu đi làm suốt ngày, hai ông bà phải túc trực ở nhà liên tục, không dám bỏ đi đâu".

Dù đã được đưa vào sử dụng từ hơn một năm nay nhưng hiện vẫn còn hàng trăm biệt thự, nhà liền kề trong tình trạng hoang lạnh, không có người ở. Ngày 27-3, khi khảo sát ở khu vực này, chúng tôi phải mỏi mắt mới gặp được cư dân sinh sống tại đây để hỏi thông tin. Ở dãy ngang của một khu nhà liền kề, nơi có 7 ô thì duy nhất một gia đình đã về đây ở. Hàng nước mà ông bà chủ nhà bày bán cũng ít khách qua lại vì khu dân cư còn thưa người. Dù ông bà từ chối khéo không cho biết tên nhưng vẫn trò chuyện vui vẻ, cởi mở với chúng tôi.