“Chạm đáy”, đó là ngôn từ đã được các diễn giả nhắc lại nhiều nhất tại một hội thảo về thị trường BĐS của Diễn đàn doanh nghiệp VN - Singapore, vừa diễn ra tại TPHCM từ ngày 4 - 6.6. Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, theo các nhà chuyên môn, đấy là thời điểm tốt nhất cho người mua dự án đất nền long thành hiện nay. Theo ông Đặng Đức Thành – Chủ tịch Tập đoàn Dream Hous - cuối năm 2007 giá cả bất động sản tăng cao đến đỉnh điểm. Hàng ngàn Cty BĐS ra đời; trong đó có nhiều người, nhiều đơn vị không chuyên, chưa từng kinh doanh BĐS cũng đầu tư BĐS, dẫn đến nhiều bất cập, đến nay khắc phục chưa xong; cũng từ đây nợ xấu ngân hàng khu vực BĐS đã trở thành “món nợ” chung cả xã hội... Trong lúc đó, rất nhiều chủ đầu tư dự án, theo phong trào, đầu tư vô số dự án và đẩy giá lên cao, vượt túi tiền đại đa số người dân, dẫn đến số lượng hàng tồn kho BĐS “khủng” như hiện nay.


Ông Phan Đình Cường (CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước) chỉ rõ: “ Nhà nhà đầu tư BĐS đã đi đến một thảm họa, là thị trường BĐS, giá cả BĐS hỗn loạn, không theo một quy tắc minh bạch nào. Giá BĐS tăng nóng, do kẻ đầu cơ nhiều mà người mua ở thực không bao nhiêu, vì giá quá cao... DN nào cũng chăm chăm xây căn hộ cao cấp, giá vài ngàn USD/m2; trong khi thị hiếu của người dân chưa quen “cao cấp”, họ cần nhà bình dân, song dòng nhà bình dân lại ít. Hiệp hội BĐS không kiểm soát được giá cả, càng khiến cho suốt thời gian dài, “giá ảo” trên trời làm mưa làm gió thị trường BĐS ở VN”.

Những dự án được các chủ đầu tư tập trung bung hàng hầu hết là dự án cũ, phần lớn đang có tiến độ tốt hoặc đã hoàn thiện. Bên cạnh đó, một dấu hiệu đáng chú ý là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã bắt đầu quan tâm, định hướng đầu tư mạnh vào phân khúc căn hộ giá trung bình, diện tích phù hợp với đại bộ phận người mua. Khảo sát cho thấy, có đến hơn 90% số căn hộ mở bán trong tháng có mức giá dễ chịu chỉ dao động từ trên 500 triệu đến dưới 1,6 tỷ đồng/căn.

Với sự ổn định của tiền đồng VN, lượng kiều hối đổ về hàng năm tăng vọt; trong khi giá vàng luôn biến động, thị trường chứng khoán hụt hơi, thì lựa chọn để đầu tư vào dự án long phước đang là một nhu cầu có thật; phù hợp với nhu cầu về nhà ở, đất ở; đang ngày càng tăng lên mỗi năm, cùng với sự trưởng thành của lực lượng dân số vàng tại Việt Nam”. Ông Thành cho biết: Thời gian qua để cứu mình, các DN đầu tư BĐS đã giảm giá bán căn hộ, đất nền, tích cực bán hàng tồn kho; chuyển đổi phân khúc kinh doanh; thay vì đầu tư căn hộ cao cấp, đã chuyển dự án thành đầu tư căn hộ bình dân hoặc xây nhà, căn hộ bán cho đối tượng có thu nhập thấp, tổ chức liên kết hợp tác kinh doanh; tạo nguồn tài chính để xây dựng nhanh công trình đưa vào sử dụng, kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã từng bước hỗ trợ cho người mua nhà vay tiền trả góp từ 5 năm đến 10 năm... Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra cơ hội “vàng” cho người mua BĐS vào thời điểm này. Người mua được quyền chọn vị trí; được quyền mặc cả (giá cả); đòi hỏi phương thức thanh toán tốt nhất (kể cả đề nghị kéo dài thời gian thanh toán) cũng như chú trọng nhà đầu tư dự án có thương hiệu tốt trong thời gian qua. Ngành kinh doanh BĐS sẽ là một ngành kinh doanh bình thường như bao nhiêu ngành khác. Không phải có giá trị “siêu lợi nhuận” và thực sự là một ngành quan trọng thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển.

Trong khi đó, bà Huỳnh Bửu Trân – Phó Chủ tịch Cty Mapletree VN – phát biểu: “Tôi cho rằng, thị trường BĐS vào những tháng tới của năm 2014 sẽ khởi sắc và dần phục hồi, khi nhà nước đưa ra những chính sách kích hoạt thị trường như các gói 30.000 tỉ đồng, 50.000 tỉ đồng... Điều này giúp DN giải quyết hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu ngân hàng. Quan trọng hơn hết là tăng tính thanh khoản cho thị trường BĐS, người có nhu cầu mua và người bán sẽ gặp nhau”.

Thị trường cũng đã đi qua gần 1 nửa thời gian của năm 2014, việc có hồi phục nhanh hay không vẫn chỉ ở dạng dự báo nhưng nhiều dấu hiệu đã cho thấy tính thanh khoản thị trường đã được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, điều này còn trở nên lạc quan hơn tại một số dự án căn hộ cả giá rẻ lẫn cao cấp với hàng loạt báo cáo bán hàng khá tốt của chủ đầu tư. Một điểm chung dễ nhận thấy ở cả Hà Nội và TP.HCM, trong tháng 5, rất hiếm dự án căn hộ mới được mở bán chính thức hoặc giới thiệu ra thị trường.

Không những thế, người mua cũng dễ thở hơn với lịch thanh toán linh hoạt được các chủ dự án đưa ra nhằm kéo khách, với việc chỉ cần thanh toán khoảng từ 30 - 40% là đã có thể nhận nhà ở. Tại khu vực Hà Nội, báo cáo nghiên cứu của chuyên trang bất động sản CafeLand cho thấy, riêng trong tháng 5, có hơn 1.600 căn hộ từ 10 dự án được đưa ra thị trường trong tháng 5, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ có 1/10 dự án chào bán lần đầu tiên với khoảng 120 căn hộ, điều này cho thấy các chủ đầu tư vẫn đang tập trung để đẩy hàng tồn kho hơn là phát triển và tung ra sản phảm mới.

Một số dự án chung cư cũng đã đạt doanh số bán tốt từ 50 - 80% số lượng căn hộ như Viện 103 Văn Quán, 136 Hồ Tùng Mậu, C37 Bắc Hà,…Tổng nguồn cung căn hộ tính đến hết tháng 5/2014 khoảng 22.440 căn. Có khá nhiều dự án chào bán đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành trong năm 2014. Khảo sát cho thấy, khoảng 15 dự án căn hộ quy mô lớn đang và sẽ tung hàng trong năm 2014. Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức từ các chủ đầu tư nhưng theo tính toán của BizLIVE, khoảng 5.000 căn hộ chuẩn bị bung hàng ra thị trường.