Nhiều người băn khoăn khi “mở cửa” thị trường bất động sản đất nền long thành cho người nước ngoài sẽ khiến giá nhà bị “thổi” lên. Nhiều băn khoăn về tính hiệu quả. Trong dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được đưa ra thảo luận tại Quốc hội mới đây, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài được đặt ra một cách tích cực hơn, với những điều kiện thuận lợi hơn thông qua việc nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà. Các nhà soạn thảo kỳ vọng sự nới lỏng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn hơn vào thị trường và giúp thị trường bất động sản sôi động hơn.


Tuy nhiên, người dân lại băn khoăn rằng nếu không có những giải pháp thích hợp khi có nhiều người nước ngoài mua nhà, giá bất động sản lại bị “thổi” lên; những người có nhu cầu mua nhà thực sự lại khó tiếp cận. Đối với các chuyên gia trong ngành bất động sản, xây dựng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản dù với hình thức nào cũng là việc làm cần thiết. Đây là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế, nhưng việc làm đó vẫn phải đáp ứng được các yếu tố cơ bản như đảm bảo an ninh quốc phòng và không làm ảnh hưởng đến cơ hội mua được nhà của người dân.

Ông Trịnh Huy Thục, chuyên gia trong ngành bất động sản khẳng định, bất kể sự phát triển kinh tế nào cũng cần thiết có thu hút đầu tư nước ngoài. “Tuy nhiên, riêng dự án long phước nhà ở thì hãy hướng về 90 triệu dân Việt Nam. Không phải cứ mở cửa thị trường cho người nước ngoài thì họ sẽ sang đây mua nhà và sinh sống. Người nước ngoài chỉ đến đây để làm ăn, do vậy không nên quá kỳ vọng rằng sẽ thu hút vốn được qua hình thức này”, ông Thục cho biết.

Không có cơ sở để khẳng định rằng việc cho người nước ngoài mua nhà sẽ khiến giá nhà đội lên. Nhưng xét về quy luật cung cầu, rõ ràng khi cầu tăng, cung không đổi thì giá sẽ phải tăng theo. Có thể có ý kiến cho rằng người nước ngoài sẽ chỉ mua nhà ở phân khúc tầm trung trở lên, còn nhà ở thương mại giá rẻ sẽ không thu hút được họ nên giá nhà ở khó có thể tăng. Thực tế thị trường bất động sản nước ta nhiều năm qua cho thấy, các phân khúc thị trường thường có sự biến thiên cùng chiều nên khi giá phân khúc cao cấp tăng thì khó giữ được giá phân khúc nhà ở giá rẻ ổn định. Trong khi đó, giá bất động sản nước ta vẫn bị coi là “giá ảo”, “bong bóng”.

Vấn đề quan trọng hiện nay là sau hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, sau nhiều tháng trầm lắng với số tồn kho lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, liệu giá bất động sản Việt Nam có được điều chỉnh phù hợp hơn không? Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TPHCM, nếu vẫn phát triển theo hướng như thời gian qua thì giá bất động sản sẽ không thay đổi cho phù hợp.

Hoang tàn, đổ nát là tất cả những gì có thể thấy khi bước vào dự án ngàn tỷ xi măng Thanh Sơn tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Được khởi công vào năm 2007 với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, dự án xi măng Thanh Sơn từng được kỳ vọng là điểm nhấn của ngành công nghiệp vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Nhưng đến nay, toàn bộ mặt bằng nhà máy hơn 40ha dự án trở thành bãi cỏ hoang.

Trong công văn gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết dự án bị đình trệ từ năm 2010 do chủ đầu tư thiếu vốn. Do đó, hàng trăm hộ dân nghèo của xã Thúy Sơn đang phải hy sinh đất nông nghiệp cho dự án xi măng ngưng trệ này vẫn băn khoăn: Liệu gia hạn thêm một năm có giúp cải thiện thêm khả năng tài chính của chủ đầu tư này hay không. Không chỉ người dân xót xa vì đất “vàng” trở thành đất hoang, chính quyền địa phương cũng không biết phải làm gì khi dự án “đắp chiếu” 4 năm nay.

Để tận dụng mảnh đất bị bỏ hoang, nhiều người dân đã đưa trâu bò vào đây chăn thả, thậm chí hơn 10 dãy nhà từng được dự kiến là nơi ở của hàng ngàn công nhân công ty xi măng giờ được một số người dân chuyển thành chuồng dê, lợn và gà. Tuy nhiên không phải ai cũng có được may mắn ấy. Ông Phạm Đình Hòa, thôn Ngọc Sơn, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cho biết: “Mất ruộng, người dân đi học nghề nhưng giờ về không có việc làm. Không có ruộng, không có đất cuộc sống người dân trong thôn rất vất vả”.