Tình trạng phá vỡ hợp đồng, thay đổi công năng tòa nhà cũng như trốn thuế, tính chênh diện tích đất nền long thành bỏ túi hàng trăm tỷ đồng xuất hiện trở lại. Theo thiết kế ban đầu, dự án toà nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê và nhà ở tại số 1, phố Nguỵ Như, Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội (Hei Tower) có quy mô 25 tầng, từ tầng 1 đến tầng 2 là trung tâm thương mại, từ tầng 3 đến tầng 5 là văn phòng, hội trường cho thuê và từ tầng 6 đến tầng 25 là căn hộ để bán.


Chủ đầu tư dự án Hei Tower - Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực Hà Nội đã lấy lý do khó khăn về tài chính, trong thời gian vừa qua đã đơn phương chuyển đổi gần 4.500m2 sàn văn phòng thuộc 3 tầng (3, 4, 5) của dự án sang diện tích căn hộ để bán, nâng tổng số căn hộ để bán của toà nhà lên khoảng 361 căn hộ. Cũng theo ông Nghiêm Xuân Dục, để được chấp thuận việc chuyển đổi công năng 3 tầng văn phòng và hội trường thành căn hộ, chúng tôi phải giải trình, chứng minh sự đáp ứng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Tòa nhà phục vụ 300 căn hộ hiện có và 61 căn hộ bổ sung trước sự yêu cầu, giám sát chặt chẽ của các Cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Theo tìm hiểu, đề xuất chuyển đổi, điều chỉnh công năng của chủ đầu tư dự án long phước đã được TP Hà Nội đồng ý vào ngày 6/5/2014 và Sở Quy hoạch và Kiến trúc có công văn chấp nhận, cho phép chuyển đổi công năng tầng 3, 4 và 5 của tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê và nhà ở thuộc Tổ hợp nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ Hei Tower (số 1, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) sang căn hộ để bán.

Hiện, 61 căn hộ tại 3 tầng của dự án với tổng diện tích 4.500m2 vẫn đang được chào bán trên thị trường với mức giá trung bình từ 29 – 30 triệu đồng/m2. Như vậy, với việc chuyển đổi mục đích sử dụng tại 3 tầng của toà nhà, ước tính Công ty CP đầu tư điện lực Hà Nội sẽ bỏ túi một khoản tiền “kếch xù” lên tới khoảng 130 tỷ đồng. Trả lời câu hỏi báo chí việc quyết định chia nhỏ khu văn phòng và hội trường cho thuê thành các căn hộ để bán, chủ đầu tư đã căn cứ vào quy định nào của pháp luật để tiến hành, ông Nghiêm Xuân Dục - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Điện lực Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần Điện lực Hà Nội đang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục chuyển đổi công năng 3 tầng văn phòng, hội trường thành nhà ở theo đúng các thủ tục mà Luật pháp đã quy định.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, các đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã phối hợp với UBND các cấp kiểm tra 7.696 công trình, đã xử lý vi phạm 1.157 trường hợp. Trong đó, có 865 trường hợp xây dựng không phép, 174 trường hợp xây dựng sai phép, 118 trường hợp vi phạm khác.

Trước con số nêu trên, tại Hội nghị Sơ kết công tác thanh tra xây dựng 6 tháng đầu năm do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức chiều ngày 17/7/2014, ông Trần Văn Hải, Phó Chánh thanh tra xây dựng TP Hà Nội đánh giá: Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, tỉ lệ công trình xây dựng vi phạm trên tổng số công trình xây dựng đã tăng gấp đôi so với năm 2013. Trong khi năm 2012, tỉ lệ này là 7,2%, năm 2013 đã giảm xuống còn 5%, thì chỉ trong vòng 6 tháng 2014, tỉ lệ này lên tới 11,2%.

Trước thực trạng, chỉ 6 tháng đầu năm số lượng công trình xây dựng không phép tăng gấp đôi so với năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đặt câu hỏi: Trách nhiệm ở đâu? Phần lớn các trường hợp tồn đọng (132/192 trường hợp) tập trung tại 8 tuyến phố, tuyến đường trục chính của Thành phố từ nhiều năm (trước ngày 15/3/2005 thời điểm Quyết định 39/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực).

Chưa hết, vị Phó Chánh thanh tra này còn cho biết, 6 tháng qua xuất hiện hình thức sai phạm mới đó là việc sử dụng giấy phép xây dựng giả ở Quận Đống Đa. Với giấy phép giả này, đơn vị thi công đã khi xây được 9 tầng, nhưng cơ quan quản lý chưa giải quyết triệt để và tồn tại kéo dài từ năm 2012 đến nay vẫn chưa giải quyết xong.