Các ý kiến góp ý cho việc sửa đổi dự án Luật Kinh doanh bất động sản tại phiên họp mở rộng của Thường trực ủy ban Kinh tế ngày 28/2, có hướng đến việc muốn cho thị trường này lành mạnh trở lại, thì cần có chế tài làm sao hạn chế ham muốn “lướt sóng” của người dân. Bên cạnh đó, người dân cũng đang đầu tư dự án alibaba tay bac cu chi của công ty Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư.


Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch đề nghị: “Cơ quan soạn thảo cần rà soát toàn bộ thị trường bất động sản và các dự án Luật khác để đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường bất động sản, trong đó đặc biệt là các định chế tài chính để giảm đi các nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp, hướng tới đầu tư chuyên nghiệp của các định chế tài chính”.

Vấn đề mua bán nhà trên giấy, ông Lịch cho rằng việc khống chế điều kiện huy động vốn xây dat nen tay bac cu chi như xong móng mới bắt đầu được rao bán nhà thực chất không quan trọng vì đó là quan hệ, thỏa thuận dân sự. Vấn đề là cần quản lý, đảm bảo được tiền thu từ người góp vốn được dùng để làm công trình đó chứ không phải để làm việc khác.

Nhiều băn khoăn về vấn đề quy hoạch, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Thân Đức Nam, nêu câu hỏi: “Khi lập quy hoạch bất động sản các địa phương có cần thiết phải lập nhiều quy hoạch hay không? Theo tôi trong quy định của dự án Luật cần quy định rõ những quy hoạch địa phương cần phải lập và nếu thừa, các địa phương phải chịu trách nhiệm, vì cứ quy hoạch ào ạt rồi kêu nhà đầu tư vào đầu tư, rồi bán không ai mua. Dự án Luật cần quy định rõ trách nhiệm điều khoản ở vấn đề này”.

Theo tờ trình của Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, cùng với các Luật về nhà ở, luật đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản tạo ra một hệ thống cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ giúp cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm triển khai thi hành, Luật hiện hành đã bắt đầu bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và trong quản lý nhà nước.

Dẫn ra những điểm hạn chế, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết Luật hiện hành chưa có đủ chế tài để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển ổn định, để từ đó có thể kiểm soát, điều tiết được cung - cầu thị trường làm cho thị trường bất động sản phát triển thiếu ổn định, làm nảy sinh tình trạng đầu tư tự phát; nhiều dự án bất động sản chậm tiến độ, thi công cầm chừng, để đất hoang hóa, lãng phí...

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã đề cập, nhiều bạn đọc gọi điện hoặc trực tiếp đến Báo đề nghị được tư vấn pháp luật về việc “đòi bồi thường” khi Bộ Xây dựng “sửa sai” bằng việc ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi một số nội dung của Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

Khi Thông tư 16/2010/TT-BXD đang có hiệu lực, bất đồng phát sinh giữa người mua nhà và chủ đầu tư về cách tính diện tích đã xảy ra nhưng người mua nhà luôn là người thua cuộc trong các cuộc cãi lý vì chủ đầu tư đã viện dẫn căn cứ pháp lý là Thông tư 16/2010/TT-BXD để bảo vệ cho việc áp đặt cách tính của họ. Phải nói thêm rằng, người mua chung cư không bao giờ được quyền đưa ra điều kiện của hợp đồng. Việc của họ là phải trả tiền nếu muốn có nhà ở và nếu muốn bàn điều kiện thì “xin mời” đi cho.

Ngay cả thời điểm này, khi bất động sản rơi vào trạng thái ế ẩm, đóng băng thì quyền đàm phán về hợp đồng của người mua vẫn là một quyền xa xỉ. Bên bán là người quyết định sẽ bán như thế nào và theo điều kiện nào. Do đó, khi tính diện tích từ tim tường mang lại tiền bạc cho chủ đầu tư lại có căn cứ pháp luật là Thông tư 16/2010/TT-BXD để “chống lưng” thì đương nhiên nhiều nhà đầu tư sẽ muốn làm… theo luật. Thực tế, nhiều dự án chung cư có mâu thuẫn giữa người mua và chủ đầu tư đã bắt nguồn từ quy định về cách tính diện tích của Bộ Xây dựng.

Vậy, phải chăng sau khi Bộ Xây dựng sửa sai là hết trách nhiệm? Còn quyền lợi của người mua nhà sẽ được giải quyết như thế nào thì người dân phải tìm đến cơ quan nào để hỏi? Nhiều người đã phản ứng quyết liệt đối với việc ban hành văn bản quy phạm có nội dung trái pháp luật của Bộ Xây dựng, thậm chí còn đòi kiện Bộ Xây dựng để yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng trao đổi về vấn đề này.

Mặc dù quy định về cách tính diện tích nhà trong Thông tư 16/2010/TT-BXD chỉ mang tính tùy nghi (hai bên mua bán nhà có thể chọn một trong hai cách tính diện tích nhà) nhưng thực tế đã khiến nhiều người dân mất tiền còn chủ đầu tư thì tận dụng triệt để. Những bất hợp lý này đã được Bộ Xây dựng sửa đổi tại Thông tư 03/2014/TT-BXD sau nhiều sức ép của công luận, ý kiến của cơ quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên đã vạch mặt chỉ tên cái sai của Thông tư 16/2010/TT-BXD.