Bệnh xương khớp là một trong những căn bệnh khó chữa trị, nếu để bệnh lâu và nặng lên. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa sớm các căn bệnh và sử dụng phương pháp từ bài thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị trong quá trình sử dụng liệu trình của bác sĩ đưa ra. Tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Bài thuốc từ tự nhiên chữa bệnh xương khớp hiệu quả
1/ Cây lá lốt chữa thoái hóa cột sống
Lá lốt được dùng làm món ăn hàng ngày, chữa bệnh thoái hóa cột sống cực kỳ hiệu quả và được chứng minh bởi lượng bài thuốc mà ông cha ta đã lưu truyền. Đây là loại cân thân mềm, mọc cao 1m, thân hơi lông và mọc hoang trong vùng rừng ẩm thấp, được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.



Nói về công dụng, lá lốt có công dụng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày, chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân…

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Nhìn chung mùi vị dễ ăn, thơm và có thể làm nhiều món ăn, nhiều bài thuốc chữa bệnh.

2/ Cây đau xương trị tê thấp, đau nhức xương
Cây đau xương sử dụng bộ phận dùng để làm thuốc là dây và lá. Khi làm thuốc, chúng ta sẽ thu hái thân già, thái nhỏ và phơi khô. Cây phân bố mọc hoang khắp nơi miền núi cũng như đồng bằng Việt Nam. Đây là vị thuốc được lưu truyền nhiều trong dân gian và có hiệu quả trong điều trị bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân và còn dùng làm thuốc bổ.

Cây đau xương có khả năng chống viêm, giảm đau do thoái hóa. Cây có vị đắng, tính mát. Công dụng trừ thấp, thư cân hoạt lạc và chữa trị các bệnh về xương khớp như trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm khớp,….

3/ Cây xấu hổ đỏ chữa đau nhức xương khớp
Hay còn gọi là cây trinh nữ, cây cỏ thẹn, cây mắc cỡ. Đây là loại cây không còn xa lạ với nhiều người. Cây thường mọc thành bụi lớn và khi chạm vào sẽ cụp ủ rủ. Vì vậy dân gian thường gọi là cây xấu hổ.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá thường hái vào mùa hạ, dùng tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị hơi ngọt, hơi se, tiêu ích, lợi tiểu và dùng để chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, chân tay tê bại.



Ngoài ra, cành là cây xấu hổ còn dùng để chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọng, tăng huyết áp.

4/ Cây đơn châu chấu phòng trừ thấp
Cây nhỏ, cao từ 1 – 2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp, cành mọc lòa xòa, lá lớn, kép lông chim 2 – 3 lần. Cây thường mọc rải rác ven rừng, trên các nương rẫy cũ, ở độ cao 200 – 1.700m và ra hoa tháng 5 – 6, có quả tháng 7 – 9.

Cây mọc chủ yếu ở các vùng như Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình, Gia Lai… Về công dụng có thể sử dung vỏ rễ để thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, phòng trừ thấp. Riêng rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Phần thân (lõi thân) có tác dụng bổ, lá có tác dụng tiêu độc.

5/ Cây gừng chữa đau nhức xương khớp
Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân rễ tạo thành củ và lâu dần thành xơ, có lá mọc so le, không có cuống, Gừng có thể trồng khắp nơi ở Việt Nam và có vị cay, nồng ấm. Từ lâu, dân gian đã biết sử dụng gừng trong việc chống say tàu xe, nôn mửa, chữa cảm mạo, phong hàn, chữa ho mất tiếng. Đặc biệt, có thể chữa được tình trạng đau nhức khớp khi thời tiết thay đổi, những căn bệnh từ xương khớp có thể kể đến như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm khớp,…
Bài viết từ: https://goo.gl/rXqxiQ

Nguồn: Vuongkhopan.com