Văn hóa thờ cúng gia tiên là nét đẹp văn hóa dân tộc
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, việc thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ biến nhất của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì phải uống nước nhớ nguồn như cây có gốc ” mọi người đều thờ cúng tổ tiên, mọi người đều thờ ông bà trong gia đình,dòng tộc”.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ khi nào? Cho đến nay có khá nhiều các giả thuyết, nó được hình thành vào thời Bắc thuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán. Nhưng một số vấn đề được trao đổi: liệu thời điểm ra đời có thể sớm hơn không, mối quan hệ giữa yếu tố bản địa và yếu tố du nhập trong việc hình thành tín ngưỡng này diễn ra như thế nào? chúng ta hãy tìm hiểu từ nền tảng văn hóa – xã hội của cộng đồng cư dân Việt.

1352873836_bo-thinh-lu-cat-tuong-song-hac-anh-dong-vang.jpg