Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây mỗi khi đi đại tiện cháu cảm thấy rất đau và bị chảy máu hậu môn. Cháu có đến khám ở phòng khám gần nhà và được chẩn đoán nứt hậu môn nhưng chưa được tư vẫn chi tiết nên cháu còn khá mơ hồ về căn bệnh này. Vậy nên mong bác sĩ cho cháu được biết nứt hậu môn là gì – nguyên nhân và cách điều trị nứt hậu môn. Cháu cảm ơn!

(Hoàng Thi – Đống Đa)

Trả lời: Chào bạn Thi, phòng khám đa khoa Hưng thịnh rất vui được tư vấn cho bạn.

Bạn băn khoăn về căn bệnh của mình là tâm lí bình thường và tìm hiểu về nứt hậu môn là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Cũng giống như bạn, “nứt hậu môn là gì”, “nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn” hay “cách điều tri nứt hậu môn hiệu quả” là mối quan tâm lớn nhất của người bệnh. Với những câu hỏi này, chúng tôi xin được làm rõ trong bài viết dưới đây.

NỨT HẬU MÔN LÀ GÌ
Nứt hậu môn là hiện tượng niêm mạc tại ống hậu môn ở dưới vùng nếp nhăn xuất hiện vết rách, vết nứt nhỏ (dài 0,5 – 1cm) làm cho bệnh nhân đau mỗi khi đại tiện, kèm theo các biểu hiện đại tiện ra máu, có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi…



NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT HẬU MÔN
Nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, nhưng có thể chỉ ra 4 nhóm nguyên nhân chính thường gặp nhất như sau:

Chứng táo bón

Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây nứt hậu môn, gây ra do người bệnh ăn uống thiếu dưỡng chất, nhất là chất xơ khiến phân không những to, khô, cứng gây tổn thương ống hậu môn mà việc người bệnh phải ra sức rặn để đẩy phân ra ngoài cũng gây áp lực trực tiếp dẫn đến nứt hậu môn.

Thói quen ăn uống

Nếu khẩu phần ăn hằng ngày của bạn có quá ít chất xơ, nhiều thức ăn chứa chất đạm, chất béo, cộng thêm việc uống không đủ nước, lạm dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, chất kích thích thì bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt chứng bệnh về đường tiêu hóa (táo bón, kiết lị……..) khiến hậu môn phải làm việc liên tục gây rách, nứt hậu môn.

Thói quen đại tiện

Thường xuyên nhịn đại tiện, thói quen đọc sách, báo, xem phim, chơi game, …trong khi đại tiện là thói quen rất xấu bởi nó vô tình kéo dài thời gian đại tiện, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn, bao gồm hai căn bệnh phổ biến nhất hiện nay là bệnh trĩ và nứt hậu môn.

Thói quen vận động

Ở một số người do đặc thù công việc đòi hỏi đứng, ngồi nhiều giờ liền, làm công việc nặng dùng nhiều sức ở phần thân dưới khiến hậu môn chịu áp lực trong thời gian dài có thể gây ra nứt.

Ngoài ra nếu thường xuyên quan hệ tình dục thô bạo bằng đường hậu môn, nguy cơ bạn bị viêm nhiễm, thậm chí nứt hậu môn cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

NGUY HẠI TỪ BỆNH NỨT HẬU MÔN
Nếu chỉ bị nứt hậu môn đơn thuần với vết nứt nhỏ, vệ sinh sạch sẽ không để viêm nhiễm, nứt hậu môn hoàn toàn có thể tự khỏi. Nhưng thông thường, giai đoạn đó rất ngắn và nhanh chóng chuyển thành nứt hậu môn mãn tính với những biến chứng không thể coi thường:

Nứt kẽ hậu môn mãn tính gây thiếu máu: việc chảy máu trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu máu, sinh ra các phản ứng chóng mặt, buồn nôn và nôn, nhiều trường hợp thường xuyên ngất xỉu.
Gây nhiễm trùng máu: hậu môn là điểm cuối của ống tiêu hóa, nơi tập trung rất nhiều mạch máu, vết nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, giải phóng độc tố, xâm nhập trực tiếp vào máu gây nhiễm trùng.
Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: do kết cấu cơ quan sinh dục liền kề hậu môn nên vi khuẩn hoàn toàn có thể tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.
Biến chứng thành các bệnh lí khác: viêm nhiễm tụ mủ lâu ngày hình thành các khối áp xe hậu môn, gây rò hậu môn, thậm chí khiến các tế bào hậu môn bị hoại tử, xâm lấn ra xung quanh hình thành khối u ác tính gây ung thư hậu môn.
ĐIỀU TRỊ NỨT HẬU MÔN NHƯ THẾ NÀO
Bạn Thi thân mến, như chúng tôi đã nói, nứt hậu môn không hẳn không thể tự khỏi, nhưng tỉ lệ khỏi không cao vì hậu môn là điểm cuối cùng của ống tiêu hóa – nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn nhất nên các vết thương ở đây rất khó tự lành nếu người bệnh không có những biện pháp can thiệp.

Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan chờ bệnh tự khỏi mà cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp tối ưu để điều trị nứt hậu môn:

Điều trị nứt hậu môn bằng thuốc

Thông thường, sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các dạng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn nhằm loại bỏ tổn thương, kháng sinh, kháng viêm tại chỗ, tăng cường lưu thông máu cho vết thương mau lành.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật

Rất ít người bệnh có thể đến khám và điều trị sớm căn bệnh này, trên thực tế, phần lớn bệnh nhân mà chúng tôi tiếp nhận đều đang ở giai đoạn mãn tính của nứt hậu môn, dùng thuốc không còn tác dụng nữa. Những trường hợp đó buộc phải tiến hành phẫu thuật để điều trị.

Hiện nay phương pháp điều trị nứt hậu môn bằng công nghệ HCPT đang được đánh giá là tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất, được phòng khám đa khoa Hưng Thịnh áp dụng rất thành công nhờ ưu điểm ít đau, ít chảy máu, thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh, miệng vết thương nhỏ, mau lành.
Nguồn: http://phongkhamdakhoahanoi.net/nut-...-mon-hieu-qua/
Có thể bạn quan tâm
>> ro hau mon la benh gì - nứt kẽ hậu môn có liên quan gì đến bệnh trĩ không