Việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin là cách hữu hiệu và đơn giản nhất mà bạn có thể làm nhằm giúp bé yêu tránh khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, tại Việt Nam, với mục tiêu xóa bỏ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với trẻ em



Thêm 3 loại vắc xin mới
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, 3 loại vắc xin mới sẽ được thêm vào sau khi thực hiện tiêm thí điểm tại một số tỉnh thành. 3 loại vắc xin đó bao gồm:

1. Vắc xin phòng bệnh sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất
Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi – Rubella dưới sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản. Trong tháng 03/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu triển khai tại 4 tỉnh. Kết quả cho thấy loại vắc xin này có tính an toàn tương tự như vắc xin sởi – Rubella đã sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2014 – 2016.

Theo đó, từ tháng 04/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV)
Từ năm 2000, Việt Nam đã thành công trong việc phòng bệnh bại liệt cho trẻ. Để duy trì thành quả này cùng với việc tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin dạng tiêm IPV dành cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình tiêm chủng mở rộng kể từ tháng 08/2018.

3. Vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới

Trong nhiều năm qua, vắc xin Quinvaxem (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) đã được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất loại vắc xin này. Theo dự kiến, lượng vắc xin Quinvaxem còn lại sẽ được sử dụng khoảng đến hết tháng 05/2018 trên toàn quốc. Do đó, Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm thí điểm vắc xin 5 trong 1 mới tại 4 tỉnh. Sau đó, bộ đưa loại vắc xin này vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc vào khoảng cuối quý II năm 2018.

Loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới này do Ấn Độ sản xuất, tương tự với Quinvaxem về thành phần và hiệu quả phòng bệnh cũng đạt các tiêu chuẩn về kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều đáng lưu ý là trước khi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, loại vắc xin này đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia với tổng số trên 400 triệu liều, đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.

Trung tâm tiêm chủng Việt Nam mở rộng tại Đồng Nai và TPHCM

Ngày 28-7, Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cùng lúc khai trương thêm 2 Trung tâm tiêm chủng vắc xin tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) và Quận 2 (TP.HCM). Trong đó, Trung tâm tại TP Biên Hòa có quy mô lớn nhất cả nước.
TIN LIÊN QUAN
Đổ xô đi chích ngừa cúm A/H1N1
Vaccine 6 trong 1 Hexaxim lần đầu được tiêm tại Việt Nam
Trung tâm VNVC Biên Hòa, Đồng Nai (số 22 Đoàn Văn Cự, phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa) có tổng diện tích hơn 4.500m² với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát bao gồm 50 phòng khám và phòng tiêm, khu vực chờ trước và sau tiêm, khu phòng chức năng cho mẹ và bé sơ sinh (như phòng thay tã, pha sữa, cho bé bú)... có khả năng phục vụ hơn 2.000 lượt khách mỗi ngày.


Các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Đồng Nai. Ảnh: HL

Cơ sở thứ 2 của VCVN cũng khai trương dịp này là VNVC Cantavil quận 2 (lầu 1 Trung tâm thương mại Cantavil An Phú, số 1 đường Song Hành, phường An Phú quận 2, TP.HCM), có quy mô 40 phòng khám và phòng tiêm, có thể phục vụ từ 1.500 – 2.000 lượt khách mỗi ngày.
Sự góp mặt của 2 trung tâm này được kỳ vọng giúp giảm bớt tình trạng quá tải tại các trung tâm tiêm chủng trên địa bàn TP.HCM nói chung và Trung tâm VNVC tại đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP.HCM) nói riêng. Từ đó giúp người dân ở Đồng Nai và các vùng lân cận tiếp cận dịch vụ tiêm chủng vắc xin tốt nhất.

Xem thêm : Đánh giá VNVC Việt Nam