Bệnh rối loạn mỡ trong máu là tình trạng bệnh lý do thành phần mỡ trong máu tăng cao khiến cho phần mỡ vượt quá mức giới hạn bình thường gây ra những chuyển biến xấu cho sức khỏe của người bệnh. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ về vấn đề này để hiểu thêm về căn bệnh cũng như là cách phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn mỡ trong máu.
Xem thêm:


Vậy bệnh rối loạn mỡ trong máu là gì?
Rối loạn mỡ trong máu là tình trạng bệnh lý do 2 thành phần cholesterol xấu và triglycerid tăng lên làm giảm đi lượng cholesterol tốt có chức năng bảo vệ cơ thể, khiến cho cơ thể mất cân bằng.
Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm được ví như một kẻ giết người thầm lặng vì không có những biểu hiện rõ ràng chính vì thế mà người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm dẫn tới tình trạng bệnh biến chuyển sang giai đoạn nặng và biến chứng sang các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não. Nếu như bạn là một người có chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ chiên rán, tinh bột, thịt đỏ kèm theo việc lười vận động... Thì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ rất cao.
Theo thống kê cứ khoảng 3 phút trên thế giới sẽ có 1 người tử vong vì biến chứng của bệnh rối loạn mỡ trong máu và cứ 10 người bị đột quỵ thì sẽ có 8 người trong số đó bị mắc bệnh mỡ trong máu.
Người bị mắc bệnh rối loạn mỡ trong máu thường có cảm giác chân tay tê bì, cầm nắm các vật không có cảm giác thật tay. Đôi khi có cảm giác co thắt lồng ngực, đau thắt vùng thái dương, sáng thức dậy trong trạng thái lờ đờ, uể oải, giảm năng suất làm việc.
Trường hợp bệnh rối loạn mỡ trong máu phát triển nặng hơn còn khiến người bệnh bị đãng trí, hay quên, nói khó, nói ngọng, thi thoảng bị mất thị lực... Đây có thể coi là những triệu chứng rất đáng báo động. Chính vì thế, khi bạn thấy có những triệu chứng này thì cần đi kiểm tra sức khỏe ngay để điều trị bệnh sớm nhất, tránh biến chứng sang bệnh tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn mỡ trong máu

Nguyên nhân gây tăng Triglycerid trong máu
+ Do béo phì
+ Do thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.
+ Do gen di truyền.
+ Uống quá nhiều rượu bia
+ Mắc bệnh đái tháo đường.
+ Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.