Những bất thường xuất hiện ở vùng nhạy cảm của các chị em phụ nữ như bị nổi mụn ở vùng kín luôn là điều khiến các chị em phụ nữ hết sức lo ngại, bởi vì các vấn đề tại đây thường rất khó nói, khó thăm khám. Ở khu vực này, rất dễ xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm thông thường mà tình trạng hay gặp nhất là nổi mụn.
Bị nổi mụn ở vùng kín có phải cảnh báo sức khỏe?
Vậy những dấu hiệu này có cảnh báo về tình trạng bệnh lý nào hay không? Có nhưng loại mụn nào thường mọc ở vùng kín? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế -12 Kim Mã tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:

Những loại mụn ở vùng kín thường gặp

1. Mụn thịt
Khi bị nổi mụn ở vùng kín và các chị em xác định đó là mụn thịt thì nguyên nhân dân đến tình trạng này có khả năng đến từ u ống tuyến mồ hôi. Cùng với sự tiếp xúc hoặc ma sát mạnh ở vùng kín sẽ khiến cho ống mồ hôi tại đây bị tắc nghẽn.
Triệu chứng điển hình mà các chị em có thể dễ dàng nhạn thấy là sự xuất hiện của những nốt mụn thịt có kích thước nhỏ (nhỏ hơn khối cứng của bệnh u nang tuyến Bartholin) và có màu giống với màu da. Nhưng mịn thịt này không chỉ xuất hiện ở vùng kín của các chị em mà còn có thể xuất hiện quanh mắt, nách hay ngực hoặc một số vị trí khác.
Cách giải quyết khi bị nổi mụn ở vùng kín mà là mụn thịt dành cho các chị em đó là chú ý vệ sinh sạch sẽ thân thể và theo dõi xem những nốt mụn này có lan rộng hay không. Trên thực tế, những mụn thịt này sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mụn thịt xuất hiện nhiều hơn và các chị em phụ nữ sẽ cần thực hiện điều trị bằng thủ thuật với phương pháp đốt điện hoặc tia laser để ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt triệt để những nốt mụn này.

2. Mụn mủ
Đối với trường hợp các chị em bị xuất hiện mụn mủ ở vùng kín có thể đến từ việc cạo lông vùng kín không cẩn thận hoặc lưới dao cùn khiến cho long mọc ngược hay cũng có thể đến từ việc nhiễm trùng nang lông mà không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời dẫn tới tình trạng mụn mủ.
Theo nguyên tắc chung, khi sử dụng bất kỳ dụng cụ nào lên cơ thể cũng đều cần phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ ít nhất mỗi tuần một lần. Nếu thường xuyên dùng, hãy đổi lưỡi dao trước khi sử dụng và bảo vệ ‘cô bé’ bằng lớp kem chuyên dụng trước khi cạo.
Để điều trị khi bị nổi mụn ở vùng kín dạng mụn mủ thì các chị em có thể sử dụng miếng gạc ấm để băng nốt mụn lại sau đó mặc quần lót và quần ngoài rộng rãi để giảm bớt sự khó chịu. Nếu phần mụn không bớt sau 2 tuần hoặc các triệu chứng diễn tiến nặng hơn như: mụn lan rộng, sốt... Thì cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.