Răng khôn mọc khi nào? làm răng sứ ở đâu tốt nhất? Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng mọc ở vị trí cuối cùng của hàm và cũng là răng mọc muộn nhất vào tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, một số trường hợp hiếm gặp sẽ không mọc.

Răng khôn mọc khi nào?

Răng khôn là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm, còn được gọi là răng số 8. Độ tuổi mọc răng khôn thường vào 18-25 tuổi, tuy nhiên có trường hợp chậm hơn đến 35 tuổi. Vì mọc vào lúc các xương hàm đã ổn định, răng đã đủ nên sẽ không còn đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường. Lúc này sẽ xảy ra các trường hợp:

- Răng khôn mọc lệch, đâm ngang qua các răng bên cạnh.

- Răng khôn mọc ngầm vì không còn đủ chỗ nên sẽ mọc dưới nướu.

- Răng khôn mọc bình thường, đội nướu nhô lên nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Hầu hết các trường hợp mọc lệch, mọc ngầm đều gây ảnh hưởng đến cung hàm, sẽ gây đau nhức, khó chịu và nướu bị sưng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như sâu răng khôn, các răng kế cạnh bị ảnh hưởng dẫn đến lung lay, mất răng.

Răng khôn mọc nên làm thế nào?

Khi mọc răng khôn nhiều người sẽ áp dụng các phương pháp giảm đau, tiêu viêm tại nhà nhưng các cách này chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn chứ không chữa trị dứt điểm. Thông thường, với răng khôn mọc lệch, mọc ngầm các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng. Vì răng khôn mọc lúc răng đã đủ nên không có công dụng gì đối với cung hàm, việc nhổ bỏ không ảnh hưởng đến các răng khác.

Hiện nay, với công nghệ nhổ răng không đau, bạn có thể an tâm khi thực hiện. Trước khi nhổ răng, bác sĩ niengrangtot.com sẽ gây tê để quá trình thực hiện không gây đau đớn cho bệnh nhân. Sau khi nhổ bỏ, kết hợp dùng các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm, chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục vết thương mau chóng.

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Việc vệ sinh răng miệng, ăn uống sau khi nhổ răng cũng là yếu tố quyết định đến kết quả có thành công hay không. Sau khi nhổ bạn sẽ có cảm giác đau nhức trong 1-2 ngày và sẽ giảm dần trong các ngày kế tiếp.

- Ngậm chặt bông gòn để cầm máu và hạn chế nhiễm trùng trong 3-4 giờ sau khi nhổ.

- Ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp,...hạn chế ăn đồ ăn cứng, dai dẻo và nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

- Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn 2-3 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn.

- Dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm pha loãng để diệt khuẩn.

- Tái khám định kì 3-6 tháng/lần để bác sĩ khám và phát hiện các bệnh lý răng miệng kịp thời.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có câu trả lời về răng khôn mọc ở đâu, mọc khi nào rồi nhé. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.