Theo thông cáo, tháng 3-2006, Công ty Đức Mạnh ký hợp đồng cho Công ty Vindemia (Pháp) thuê từ tầng hầm đến tầng 4 tòa nhà Vĩnh Trung trong 40 năm, nhưng cứ sau 10 năm hai bên thương lương sửa đổi một lần.

Đến tháng 5-2007, hai bên lập phụ lục hợp đồng với nội dung đổi bên thuê thành Trung tâm thương mại và siêu thị Big C Đà Nẵng. Tuy nhiên, Công ty Vindemia không ký tên và đóng dấu lên phụ lục hợp đồng này.

>>> Tham khảo thêm: Chung cư The Golden Palm

Vì vậy, Công ty Đức Mạnh cho rằng phụ lục hợp đồng này không có hiệu lực pháp lý. Nên Big C Đà Nẵng không được kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty Vindemia là bên thuê trong hợp đồng thuê ban đầu.

Ngoài ra, Đức Mạnh cho rằng Vindemia đã vi phạm điều 19 trong hợp đồng cho thuê ký vào 3-2006 với nội dung quy định: “Một bên không được chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thuê này nếu không được bên kia đồng ý rõ ràng trước bằng văn bản trừ trường hợp chuyển nhượng cho một tổ chức thuộc cùng tập đoàn với bên chuyển nhượng”.

>>> Xem thêm: The golden palm

Nhân viên BigC Đà Nẵng đã tụ tập trước khu nhà Vĩnh Trung chiều 7-7 vì cho rằng bên cho thuê nhà có nhiều biểu hiện chèn ép, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG



Trước đó, trao đổi với Báo, một đại diện của BigC Đà Nẵng cũng cho biết điểm mấu chốt mà hai bên đưa nhau ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại TP.HCM để giải quyết là vì cho rằng bên thuê “không chính chủ”.

Như Báo đã thông tin, chiều 7-7 hàng trăm nhân viên BigC Đà Nẵng đã tụ tập gây náo loạn khu nhà Vĩnh Trung vì cho rằng bên cho thuê nhà có nhiều biểu hiện chèn ép, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BigC.



Theo Xaluan.