Theo quy định, ngành điện, nước phải có trách nhiệm kéo đồng hồ đến từng căn nhà. Nhưng lâu nay ở hầu hết các dự án can ho florita garden luy ban bich bất động sản, chủ đầu tư thường phải tự bỏ tiền ra làm thay rồi 'biếu' không cho các 'ông lớn' độc quyền này.


Chủ đầu tư một dự án bất động sản (BĐS) ở Q.7, TP.HCM, cho biết công ty ông làm dự án có tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng. Tính riêng chi phí đầu tư hệ thống điện, nước chiếm trên 1% tổng giá trị toàn công trình, tương đương 120 tỉ đồng. "Số tiền này không hề nhỏ với bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào, nhất là trong bối du an bella vista cảnh hiện nay", vị này nói. Tương tự, chi phí làm điện, nước tại dự án Sunrise City (Q.7) cũng “ngốn” của công ty hơn 180 tỉ đồng. Ngay sát bên đó, dự án HimLam Kênh Tẻ cách đây mấy năm cũng phải bỏ ra 33 tỉ đồng chỉ để đầu tư hệ thống điện, chưa tính đến hệ thống cấp nước...

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, bất hợp lý lớn nhất hiện nay mà gần như 100% các DN BĐS đều gặp là họ phải bỏ chi phí đầu tư đấu nối toàn bộ hệ thống lưới điện trung thế, trạm biến thế, lưới điện hạ thế, nước sạch... đến tận từng căn hộ, sau đó bàn giao lại toàn bộ tài sản này cho các DN điện, nước địa phương mà không được bồi hoàn. Trong khi theo luật, phần đầu tư này là trách nhiệm của 2 ngành điện, nước.

Muốn “biếu” cũng phải chi !

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, bức xúc: “Theo luật Điện lực, ngành điện muốn bán điện thì phải gắn đến từng căn nhà. Sau lưng đồng hồ, DN mới phải đầu tư. Nhưng thực tế DN BĐS phải làm hết từ can ho vison 1 binh tan ngoài đường đến tận đồng hồ và cả sau lưng đồng hồ. Sau đó bàn giao lại cho điện lực, họ chỉ cần đến nhận tài sản này để đưa vào kinh doanh”. Lý giải thực tế này, ông Nghĩa nói: “Nếu chờ được mấy “ông” điện, nước xuống đầu tư thì không biết bao giờ dự án mới hoàn thành và giao nhà cho khách hàng được”.

Nhưng muốn "biếu không" tài sản cho ngành điện cũng không đơn giản, có lúc họ không thèm nhận. Vì nếu nhận, trong quá trình vận hành bị hư hỏng thì ngành điện phải sửa chữa; ngược lại nếu không bàn giao thì DN phải chịu trách nhiệm trong khi ngành điện vẫn bán điện và thu tiền. “Bàn giao bị làm khó làm dễ, phải chi tiền họ mới chịu nhận. Khi bàn giao phải làm dự toán tài sản như nhà nước đầu tư và ký biên bản bàn giao tài sản mà không yêu cầu bồi thường. Không chỉ điện, mà hiện nay đối với việc cấp nước các DN BĐS cũng phải đầu tư hết. Công ty cấp nước chỉ gắn đồng hồ tổng ở ngoài để thu tiền. Thất thoát nước bên trong dự án thì người dân hoặc chủ đầu tư chịu”, ông Nghĩa cho hay.

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuduc House, cũng “tố”: “Điện lực mặc dù bán điện, thu tiền khách hàng nhưng không đầu tư mà bắt DN BĐS phải đầu tư là chưa hợp lý. Không những thế việc bàn giao cũng khó khăn chứ không phải dễ, thủ tục đủ thứ, sửa đi sửa lại theo ý của họ. Sau khi bàn giao thì bình điện hạ thế công ty điện có quyền “điều” đi nơi khác để sử dụng bất cứ lúc nào”.