Bức tranh thu hút vốn đầu tư của các tỉnh, thành dần lộ diện khi hàng loạt các dự án “tỷ đô” thuộc đất nền long thành đang "trơ gan cùng tuế nguyệt", trái ngược với lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng như dự báo trước đó. Trong khi các dự án cũ chưa được "chẩn bệnh" để loại bỏ thì các dự án mới lại dồn dập kéo đến như chuyện đương nhiên trong lĩnh vực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư của các địa phương...


Còn nhớ, cách đây đúng 6 năm, người dân tỉnh Hậu Giang đón nhận niềm vui khi tỉnh nhà có nhà đầu tư lớn "đổ tiền" vào xây dựng nhà máy giấy ở huyện Châu Thành. Lúc đó, nhiều người còn bay bổng bởi lời hứa hẹn trong ngày khởi công, 14 tháng sau sẽ có một nhà máy hiện đại thuộc "top" đầu trong khu vực, làm thay đổi diện mạo mảnh đất này. Thế nhưng, chờ đợi đến 6 năm trời, cái mà người dân vùng "gạo trắng nước trong" nhận được vẫn chỉ là lời hứa từ nhà đầu tư.

Lo lắng cho dự án tỷ đô chết yểu, chính quyền Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư dự án long phước đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Thậm chí, tỉnh còn thành lập một tổ gồm các sở, ban ngành hỗ trợ từ công tác giải phóng mặt bằng để giao đất, đến các trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Thế nhưng, đáp lại thiện chí này, không dưới vài lần, nhà đầu tư là tập đoàn Giấy Lee & Man đã khất lần việc triển khai. Thậm chí, mới đây nhất, sau nhiều lần thúc ép, đại diện tập đoàn này lại đề nghị cho gia hạn tiến độ triển khai dự án đến cuối năm 2015. Chưa biết, tỉnh Hậu Giang sẽ "ân huệ" nhà đầu tư này nữa hay không, nhưng cái nhìn nhận thực tại mà dự án này đang để lại là một đại công trường... dang dở.

Dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Châu Lộc tại xã Châu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cũng không ngoại lệ, với đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng, do Tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư, đã được khởi công từ tháng 3/2003. Cho đến nay, mặc dù đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ tháng 11/2004 và giao chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng, nhưng đến nay, dự án bỗng dưng chết yểu. Hàng chục ha đất tại dự án biến thành bãi hoang, làm nơi chăn thả gia súc gây lãng phí lớn về tài nguyên.

Nếu nói về các dự án tỷ đô đắp chiếu có lẽ Thanh Hóa cũng đáng được xếp vào dạng có "thành tích", mặc dù mới đây Thanh Hóa đã làm cho nhiều tỉnh, thành khác phải ghen tỵ với dự án lọc dầu khổng lồ, đưa thành tích thu hút vốn đầu tư của tỉnh này lên hàng đầu trong cả nước. Thu hút được nhiều dự án, nhưng để dự án không nằm trên giấy vẫn là câu chuyện đau đầu ở xứ Thanh.

Dù có nhiều điều tiếng khi sau hơn nửa năm, gói 30 nghìn tỷ đồng tín dụng ưu đãi hỗ trợ vay mua nhà mới chỉ giải ngân chưa được 2%, nhưng nói gì đi nữa, trong bối cảnh thị trường hiện nay, đây vẫn là niềm hy vọng của đa số người lao động nghèo thu nhập hạn chế. Khi đưa gói hỗ trợ tín dụng này vào đời sống, mục tiêu mà NHNN và Bộ Xây dựng đề ra là chậm nhất trong vòng 36 tháng kể từ ngày 1/6/2013, phải hoàn thành việc giải ngân gói 30.000 tỷ. Nếu chỉ nhìn vào tiến độ giải ngân thời gian qua, không ít người sẽ thấy “nản” với đích đến của gói tín dụng quan trọng, mà trong đó mục tiêu an sinh được đặt lên hàng đầu.

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, nguyên nhân chính khiến tiến độ thực hiện của gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng không như mong muốn là sự thiếu hụt nguồn cung của phân khúc nhà ở xã hội. “Không phải có tiền đưa ra là cho vay được. Trên thực tế, nguồn cung mới là vấn đề chính. Nguồn nhà bán ra khá hạn chế khiến việc triển khai chưa tốt” – ông Tiến nói.

Theo Thông tư số 07/2013/TT-BXD hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở, tổ chức được vay vốn là các doanh nghiệp là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và doanh nghiệp có dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội. Gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ gồm 02 phần: cho doanh nghiệp vay 30% và cho người dân vay 70%. Để giải ngân được 70% cho người dân vay thì phải có hàng hóa, tức là phải đẩy mạnh nguồn cung trước tiên, cũng tức là phải đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay trước.

Điểm mặt, trước tiên của tỉnh này phải kể đến dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn. Từng được kỳ vọng là điểm nhấn của ngành công nghiệp vùng phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, nhưng đến nay, toàn bộ mặt bằng nhà máy (hơn 40 ha) thuộc Dự án này đã biến thành bãi trồng rau, màu. Dự án đang đứng trước nguy cơ chết yểu, vì tính khả thi không cao. Dự án được chính thức khởi công vào ngày 22/12/2007 (thôn Vân Sơn, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc) với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1 nghìn tỷ đồng. Nhà máy xi măng Thanh Sơn được xây dựng với công nghệ hiện đại, sản xuất theo phương pháp khô, hệ thống điều khiển tự động. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong quý 1 năm 2010. Nhưng rồi, niềm vui ngắn ngủi chẳng tày gang khi dự án nghìn tỷ chỉ triển khai xây dựng được 2 năm thì bị "đắp chiếu" vì "đói" vốn.