Không ít khu tái định cư ở đất nền long thành được đầu tư tiền của xây dựng nhưng bị người dân… chê, đành bỏ hoang phí Trong những năm qua, nhiều dự án tái định cư (TĐC), định canh cho người dân ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư với số tiền hàng ngàn tỉ đồng. Tiếc thay, bên cạnh một số khu tái định cư, định canh có được hiệu quả bước đầu thì hiện có rất nhiều khu TĐC không mang lại hiệu quả, gây lãng phí lớn do nhiều hộ dân không mặn mà. Năm 2010, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đầu tư 4,1 tỉ đồng để xây dựng khu TĐC Gò Tranh có diện tích 26.000 m2 nhằm đưa 73 hộ dân nghèo ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành nằm trong vùng sạt lở núi, bờ sông đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống lâu dài.


Thế nhưng mới đây, có dịp trở lại khu TĐC Gò Tranh này, chúng tôi chứng kiến nghịch cảnh hàng loạt khu nhà được đầu tư khá khang trang, xây dựng bài bản và có hệ thống điện, nước, trường học, trạm y tế đầy đủ nhưng không một bóng người. Phải mất hơn nửa giờ lang thang, chúng tôi mới gặp anh Trần Văn Thái (ngụ xã Hành Thịnh) đang đeo trên mình một bó củi với vẻ mệt nhọc. Anh Thái cho biết từ khi chuyển về nơi TĐC, vì không có đất sản xuất nên hằng ngày anh và những người dân ở đây phải trở về nơi ở cũ làm lụng, kiếm củi, đổi gạo ăn.

“Ban đầu, đến chỗ ở mới, người dân chúng tôi hết sức vui mừng vì thấy khu dự án long phước được xây dựng bề thế. Tuy nhiên, càng ở lâu, chúng tôi càng thấy ngán. Trong khi đất sản xuất tại nơi ở mới chẳng được cấp thì đất sản xuất ở nơi cũ vẫn còn. Ai đời ở một nơi, đi làm một nơi, lại xa xôi, vất vả. Nghĩ vậy nên bà con ai cũng quay về chốn cũ. Chỉ khi mùa lũ dâng cao, dân chúng tôi mới dọn đến khu TĐC này để tránh” - anh Thái nói.

Theo anh Thái, đa phần hộ dân trong khu TĐC là nghèo nên phải bươn chải kiếm sống bằng những công việc đồng áng, nương rẫy. “Về nơi ở mới, dù có khang trang nhưng không đất sản xuất thì chẳng lẽ uống nước lã để sống… Mang tiếng khu TĐC nhưng nên gọi là khu nhà hoang thì đúng hơn. Nhà to nhưng cái bụng không no, lấy gì vui cho nổi?” - anh Thái chua chát. Ông Huỳnh Văn Tạo, Chủ tịch UBND xã Hành Thịnh, phân trần: “Đúng là hạ tầng khu TĐC này được xây dựng khang trang, bảo đảm thật nhưng thiếu một cái cơ bản là đất sản xuất cho người dân nên không ai đến ở. Chúng tôi cũng từng xem xét cấp đất sản xuất cho người dân mới thu hút được họ về điểm TĐC nhưng vì quỹ đất sản xuất eo hẹp, trong khi những vùng đất sản xuất mới thì người dân không mặn mà. Đành phải nhìn khu TĐC rơi vào cảnh trống vắng”.

Theo quy hoạch được duyệt, khu nhà ở Bộ đội biên phòng TP.HCM gồm chung cư 11 tầng với 214 căn hộ và 17 căn nhà vườn. Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP đầu tư xây dựng nhà ở, chung cư cho cán bộ, công nhân viên trực thuộc (năm 2002). Đến năm 2006, dự án hoàn thiện và người dân bắt đầu dọn vào ở.

Trưởng ban quản lý chung cư, bà Phạm Thị Ái Thủy (lô B, lầu 10) cho biết bà đã thanh toán đầy đủ tiền cho chủ đầu tư từ khi dọn về nhưng hơn tám năm nay vẫn chưa nhận được giấy hồng. “Các hộ dân tại đây đều hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư nhưng cũng chưa được cấp giấy. Chúng tôi rất bức xúc và mong được sớm giải quyết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp” - bà Thủy nói.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Đỗ Thanh Sơn, Chỉ huy phó Bộ đội biên phòng TP, cho biết: Đơn vị đã thuê Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Gò Vấp đo vẽ hiện trạng dự án để làm thủ tục cấp giấy cho dân. Do các hộ dân ở dãy nhà vườn xây lấn hơn 100 m2 sang đất quốc phòng kế bên nên chưa hoàn thiện hồ sơ được. Trong lần họp với các hộ dân chung cư mới đây, chủ đầu tư đồng ý tới ngày 30-6 sẽ xử lý xong phần sai phạm này để làm cơ sở cấp giấy cho dân.

Cũng tại lô B, ông Nguyễn Văn Trọng, lầu 5, nhận chuyển nhượng bằng giấy tay từ chủ sở hữu trước đó đến nay đã bốn năm. “Tôi mong mỏi được sở hữu giấy hồng nhưng vẫn phải dài cổ chờ đợi vì chủ đầu tư chưa giải quyết xong sai phạm của dự án. Trong các cuộc họp chung cư, bà con đều rất bức xúc nhưng không biết đến khi nào mới được giải quyết” - ông Trọng nói.

Theo ông Lê Hoàng Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, chung cư Bộ đội biên phòng xây dựng có sai sót so với bản vẽ và quận đã yêu cầu chủ đầu tư khắc phục. Riêng phần diện tích lấn chiếm sang đất quốc phòng, quận yêu cầu chủ đầu tư làm việc với Bộ Quốc phòng để có hướng điều chỉnh theo ranh thực tế. “Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy cho các hộ dân trong dự án, quận đã nhiều lần mời chủ đầu tư lên làm việc nhưng đơn vị này không tới” - ông Hà cũng cho biết thêm.