Quay trở lại thời điểm 6 năm về trước, tháng 3/2008 đất nền long thành tại trung tâm Đồng Nai trở nên ồn ào, náo nhiệt với sự xuất hiện của nhiều băng rôn, cờ hoa chào mừng sự kiện CTCP Địa ốc Vũ Long Châu tổ chức khởi công 2 công trình: Danang Center và Han Riverside. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, Dự án Danang Center có diện tích gần 8.500 m2 với quy hoạch là trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao 35 tầng và căn hộ cao cấp 27 tầng có tổng vốn cam kết 125 triệu USD (tương đương khoảng 2.600 tỷ đồng). Dự kiến công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2011.


Cảnh tượng trên không chỉ xảy ra với Danang Center, nhiều khu đất “vàng”, thậm chí có nơi được giới kinh doanh BĐS đặt tên là “kim cương” cũng rơi vào cảnh tương tự. Dự án Viễn Đông Meridian Towers 48 tầng, có tổng vốn đầu tư hơn 180 triệu USD do CTCP Địa ốc Viễn Đông (Viendong Land) xây dựng tại số 84 Hùng Vương là một ví dụ. Trước nhiều áp lực, Viendong Land cam kết với lãnh đạo TP. Đà Nẵng tiếp tục triển khai dự án Viễn Đông Meridian Towers vào đầu quý I/2014 và rút từ 48 tầng xuống còn 30 đến 33 tầng, tương ứng với tổng chiều cao 120m. Tuy nhiên, mặc dù đã gần hết quý II/2014, nhưng đến nay, dự án vẫn đang “đắp chiếu”.

Liền kề với Viễn Đông Meridian Towers là dự án long phước của CTCP Địa ốc Alibaba. Đây cũng là một trong những khu đất hiếm hoi nằm ở trung tâm TP. Đà Nẵng có diện tích lớn (10.664 m2), có đến 4 mặt tiền giáp các đường Phạm Hồng Thái, Yên Bái, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Chí Thanh. Theo thông tin mà chủ đầu tư đưa ra, dự án gồm 3 tòa tháp cao 21-36 tầng, cùng với tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng. Dự án khởi công vào tháng 1/2008. Nhưng đến nay, dự án vẫn chỉ mới hoàn thành khu nhà mẫu cùng 2 tầng của tòa tháp và vô số trụ móng sắt hoen gỉ.

Với tầm nhìn trở thành tòa tháp đôi cao nhất miền Trung, dự án được UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 6/5/2008 và Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cấp giấy phép xây dựng vào ngày 23/5/2008. Thế nhưng, đến khi thành phố có văn bản thúc giục thậm chí “dọa” thu hồi đất nếu không tổ chức khởi công xây dựng thì Viendong Land mới khởi công vào ngày 25/7/2009, cam kết tháng 12/2012 sẽ đưa vào khai thác. Nhưng sau lễ khởi công hoành tráng, khu đất được đặt tên “kim cương” này vẫn tiếp tục bị bỏ hoang, bất chấp UBND TP. Đà Nẵng nhiều lần gửi văn bản giục chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ.

Tuy nhiên, đến nay, trên khu đất vàng này, cỏ mọc um tùm bên cạnh hàng trăm cọc sắt lởm chởm, hoen gỉ do “gội mưa, tắm nắng” qua thời gian…Để có đất cho những dự án “5 sao” kể trên, Đà Nẵng đã phải nỗ lực để bàn giao mặt bằng theo đúng thời hạn. Với Viễn Đông Meridian Towers là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khu công viên hiếm hoi nằm ở trung tâm và vốn là nơi đặt tượng đài “Quảng Nam Đà Nẵng - Trung dũng kiên cường”… Còn để có Danang Center trên bản vẽ là sự biến mất trong thực tiễn một thư viện đã nằm trên khu đất này từ lâu đời… Ngoài ra, hàng trăm hộ dân bị di dời, giải toả để nhường mặt bằng cho dự án. Vậy nên khi dự án chậm triển khai, rất nhiều ý kiến bức xúc cho rằng: Đà Nẵng nên thu hồi những dự án này lại.

Tại TPHCM, thị trường địa ốc đóng băng kéo dài đã dẫn đến tình trạng đình trệ việc giải tỏa các chung cư cũ sắp sập để xây dựng mới. Các chung cư đã xuống cấp không được duy tu, càng nhanh hư hỏng hơn. Những cư dân chưa di dời đang từng ngày đối mặt với hiểm họa. Trước đây, Sở Xây dựng TPHCM đã khảo sát lập danh sách cảnh báo những chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Sau đó, một số chung cư cũ đã được giao cho doanh nghiệp bất động sản đền bù, tháo dỡ và sử dụng mặt bằng để xây dựng chung cư cao ốc. Nhưng sau đó việc đền bù, giải tỏa quá chậm, kéo dài nhiều năm, rồi bỏ dở dang, đã làm cho các chung cư sắp sập trở nên hoang tàn, nguy hiểm hơn.

Nhiều cột trụ bê tông đã bị bật cốt thép ra, trần và sàn nhà nứt nẻ, hư hỏng, đe dọa sinh mạng của cư dân nơi đây. Để tránh thảm họa xảy ra, năm 2007 khu chung cư này được giao cho Công ty cổ phần Phát triển Đất Việt để giải tỏa và xây dựng công trình mới. 7 năm trôi qua, công trình ngày mỗi xuống cấp mà việc giải tỏa vẫn chưa xong. Hiện còn khoảng 20% số hộ ở lại nơi này. Hàng trăm căn hộ nhiều năm không có người ở, không được gia cố sửa chữa đã làm cho khối nhà nhanh xuống cấp hơn. Điều cảnh báo “sập bất cứ lúc nào” đang đến gần. Cũng trong tình cảnh hoang tàn, chung cư 350 Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) được Công ty cổ phần Đức Khải tiến hành đền bù giải tỏa từ năm 2010. Đến nay, sau 4 năm, mới có 60 hộ đồng ý rời chung cư ra đi, còn 100 hộ vẫn đang ở lại.

Do chung cư 727 Trần Hưng Đạo (quận 5) được xây dựng từ năm 1966, với quy mô gần 600 căn hộ, đã quá xuống cấp, năm 2008 quận 5 tiến hành giải tỏa. Nhưng đã 6 năm trôi qua, công tác giải tỏa di dời vẫn chưa dứt điểm. Những gia đình thỏa thuận nhận đền bù, rời khỏi chung cư đã tháo cửa, đục tường lấy các vật liệu xây dựng mang theo, để lại khung cảnh tan hoang, kết cấu xây dựng bị phá vỡ nên nguy cơ sụp đổ càng dễ xảy ra. Trong khi đó vẫn còn nhiều hộ chưa di dời, vẫn tiếp tục sống ở đây. Cũng nằm trong diện cảnh báo nguy cơ sập đổ, khu chung cư cũ Cô Bắc - Cô Giang (quận 1) gồm 4 khối nhà, qua nhiều năm sử dụng đã bị xuống cấp nặng.